Những loại thuốc điều trị sốt xuất huyết mà người bệnh cần có!

3330

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, trong đó tác nhân phát tán mầm bệnh là muỗi vằn. Hiện nay, bệnh lý này vẫn chưa có thuốc đặc trị nên thường sử dụng thuốc để điều trị triệu chứng. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, bệnh tình có thể trở nặng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn nên dùng thuốc điều trị sốt xuất huyết như thế nào để mau khỏi bệnh. 

1. Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Bệnh lý sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra, qua trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Sốt xuất huyết có thể xuất hiện quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 10. 

Thông thường, bệnh thường khởi phát sau khi bị muỗi nhiễm virus đốt 4-7 ngày. Các triệu chứng thường gặp nhất bao gồm sốt, đau nhức đầu, đau hốc mắt, đau nhức người, nôn mửa,… Bệnh tình diễn tiến khá nhanh, dễ bùng phát thành dịch rất nguy hiểm. Do đó, cần phải phòng ngừa và sử dụng thuốc điều trị sốt xuất huyết sớm khi mắc bệnh. 

2. Bị sốt xuất huyết nên uống thuốc gì thì cần căn cứ vào các triệu chứng

Hiện nay, nền y khoa phát triển đã và đang phát triển vô cùng mạnh mẽ. Tuy nhiên, khoa học vẫn chưa tìm ra được thuốc đặc trị cho căn bệnh sốt xuất huyết đầy nguy hiểm này. Thay vào đó, khi mắc phải, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc để điều trị giảm triệu chứng, phòng các biến chứng nguy hiểm. 

Cũng vì lý do đó, dùng thuốc điều trị sốt xuất huyết nào, dùng bao nhiêu thì cần phải căn cứ vào các giai đoạn hay triệu chứng mà bệnh nhân đang gặp phải. Bệnh sốt xuất huyết bao gồm 3 giai đoạn chính mà bạn cần phải lưu ý:

Giai đoạn 1: Giai đoạn sốt

Sau khi ủ bệnh, bệnh nhân sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn sốt trong khoảng ba ngày đầu. Bệnh nhân bị sốt cao đột ngột, sốt liên tục, sốt trên 39 độ, khó hạ sốt. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn xuất hiện thêm các triệu chứng khác như đau hốc mắt, nổi mẩn, phát ban, đau xương khớp, mỏi cơ,… 

Những triệu chứng ở giai đoạn này thường khá phổ biến nên rất dễ khiến người bệnh nhầm lẫn sang các bệnh lý khác. 

Giai đoạn 2: Giai đoạn nguy hiểm

Giai đoạn nguy hiểm (hay còn gọi là giai đoạn xuất huyết) thường bắt đầu từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7. Trong giai đoạn này, tình trạng sốt của bệnh nhân sẽ giảm đi, các tình trạng xuất huyết thể hiện rõ ràng hơn. 

Nhẹ nhất là xuất huyết dưới da, các dấu chấm màu đỏ xuất hiện nhiều ở hai cẳng chân, cánh tay, bụng, đùi,… Cũng có thể bị chảy máu chân răng, chảy máu cam, phụ nữ thì rong kinh hoặc chảy máu khi chưa đến kì.

Nặng hơn, bệnh nhân có thể bị xuất huyết tiêu hóa, chảy máu nội tạng,.. Với dấu hiệu đi ngoài ra máu, đi ngoài phân đen, nôn ra máu,… Ngoài ra, tình trạng nguy hiểm nhất là xuất huyết não, nếu không được phát hiện kịp thời có thể khiến người bệnh tử vong. 

Do đó, trong giai đoạn này, nếu người bệnh có dấu hiệu vật vã, nôn nhiều, đau đầu dữ dội, tiểu ít, xuất huyết nhiều cần đưa ngay đến bệnh viện để được điều trị. 

Giai đoạn 3: Giai đoạn hồi phục

Vượt qua giai đoạn trên, người bệnh sẽ bớt mệt. Cơ thể lúc này cũng hết sốt, tiểu tiện nhiều hơn, thèm ăn hơn và sức khỏe cũng dần dần hồi phục. Ở giai đoạn này, người bệnh cần bồi bổ lại sức khỏe để nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường. 

3. Người bị sốt xuất huyết uống thuốc gì để mau lành bệnh?

Như đã chia sẻ ở trên, tùy từng triệu chứng, giai đoạn khác nhau mà việc sử dụng thuốc điều trị sốt xuất huyết sẽ khác nhau. Dưới đây là một số loại thuốc giúp người bệnh mau khỏi. 

Thuốc giảm đau, hạ sốt

Khi bệnh nhân sốt cao không ngừng, đau mình mẩy, xương cơ thì việc sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt là không thể thiếu. Trong đó Paracetamol là thuốc đứng đầu bảng danh mục thuốc này. 

Paracetamol (Acetaminophen) là thuốc được dùng để giảm đau, hạ sốt khi bị sốt xuất huyết. Loại thuốc này có thể mua ở mọi nhà thuốc, rất tiện lợi. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều có thể gây độc cho gan. Do đó, người bệnh nếu gặp vấn đề về gan, hoặc vừa uống rượu thì không nên dùng loại thuốc này để tránh nguy hiểm

Aspirin: đây là một loại thuốc giảm đau hạ sốt nhưng lại không được dùng trong điều trị sốt xuất huyết. Nguyên nhân là Aspirin có tác dụng chống kết tập tiểu cầu khiến tăng nguy cơ chảy máu. Với những bệnh nhân đang bị xuất huyết, dùng Aspirin sẽ rất nguy hiểm vì không cầm được máu, do đó bệnh nhân lưu ý không nên dùng thuốc này. 

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): cũng như Aspirin, các thuốc NSAIDs có tác dụng chống kết tập tiểu cầu, làm tăng nguy cơ xuất huyết. Bên cạnh đó, loại thuốc này còn gây ra nhiều tác dụng phụ, làm tăng nguy cơ mắc biến chứng trong bệnh sốt xuất huyết. 

Bù nước cho bệnh nhân

Khi bị sốt cao liên tục, bệnh nhân thường sẽ bị mất nước và điện giải. Do đó, bên cạnh dùng thuốc hạ sốt giảm đau, bệnh nhân cũng cần phải được bù nước đầy đủ. Có nhiều cách để bù nước cho bệnh nhân như dùng oresol, dùng nước đun sôi để nguội, nước trái cây,.. Đặc biệt, khi dùng oresol, bệnh nhân nên đọc hướng dẫn để đảm bảo pha đúng tỉ lệ. 

Dùng kết hợp với sản phẩm có phức hợp XTDcomplex

Bên cạnh các loại thuốc điều trị sốt xuất huyết nêu trên, người bệnh cũng cần phải sử dụng kết hợp thêm các sản phẩm có chứa phức hợp XTDcomplex. Đây được xem là một trong những phức hợp phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh do virus hiệu quả nhất hiện nay, với sự hiệp đồng tác dụng bởi Xuyên tâm liên, Đinh hương và Thanh hao hoa vàng. 

Xuyên tâm liên: có khả năng kháng khuẩn mạnh, giúp ức chế virus phát triển, đặc biệt là virus Sars Cov 2 và virus Dengue. Bên cạnh đó, nó cũng có tác dụng tăng cường miễn dịch, giảm ho, viêm họng, sốt,… và rút ngắn thời gian điều trị như cảm cúm, cúm gà, sốt xuất huyết,…

Thanh hao hoa vàng: được dùng nhiều trong điều trị sốt rét, điều trị các bệnh do virus. Bên cạnh đó, nó còn có có tác dụng tăng cường đề kháng và miễn dịch, phòng bệnh hiệu quả. 

Đinh hương: được dùng để giảm ho, giải cảm, hen suyễn, viêm họng. Nó có tác dụng kháng virus, kháng khuẩn, chống viêm rất mạnh. Ngoài ra loại thảo dược này còn giúp tăng đề kháng. 

Bên cạnh đó, khi kết hợp phức hợp XTDcomplex bào chế dưới dạng nanomet, kết hợp với các loại thảo dược khác như gừng, đông trùng hạ thảo, hoàng cầm, sài hồ, gừng, mã đề,… cùng công nghệ hiện đại, giúp khả năng hấp thu tốt hơn, tăng cường hiệu quả lên gấp nhiều lần so với việc dùng thảo dược thông thường.

Nhờ đó, người bệnh sử dụng sản phẩm sẽ giúp người bệnh tăng cường đề kháng, ức chế virus xâm nhập và phát triển, giảm nguy cơ mắc bệnh do virus, giảm lượng virus trong cơ thể. Từ đó giúp giảm nhẹ triệu chứng, tránh các biến chứng nặng của bệnh, rút ngắn thời gian mắc bệnh. 

Vì những điểm ưu việt nêu trên, người bệnh sốt xuất huyết nên sử dụng sớm những chế phẩm này để bệnh tình chóng khỏi, cơ thể nhanh phục hồi. 

4. Bị sốt xuất huyết uống kháng sinh có được không?

Thực tế hiện nay có rất nhiều người lầm tưởng rằng kháng sinh là thuốc điều trị sốt xuất huyết. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn không hề đúng. Kháng sinh là thuốc có hiệu quả với các loại vi khuẩn, trong khi đó sốt xuất huyết là bệnh lý do virus gây ra. Vậy nên, việc sử dụng kháng sinh trong trường hợp này hoàn toàn là không cần thiết. 

Hơn nữa, khi tự ý sử dụng thuốc kháng sinh không chỉ tốn kém mà còn có thể khiến bệnh tình trở nặng, dễ gặp những tác dụng không mong muốn. Điều này sẽ khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn, kéo dài thời gian mắc bệnh hơn

Do đó, việc sử dụng thuốc điều trị sốt xuất huyết cần được xem xét cẩn thận, tùy thuộc vào triệu chứng mà bệnh nhân đang mắc phải. Trong quá trình điều trị, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, người bệnh cần phải đến ngay trung tâm y tế để được xử trí kịp thời. Nếu cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ tổng đài 1800.55.88.89 (miễn cước) hoặc 0896.509.509 (trực 24/7) để được giải đáp nhanh chóng.