Bị viêm phế quản uống thuốc gì?

122

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh viêm phế quản. Vì vậy, khi cần thiết, các bác sĩ sẽ kê đơn cho bệnh nhân các loại thuốc giảm triệu chứng viêm phế quản đang gặp phải như ho, đờm, khó thở, mệt mỏi,… Bên cạnh đó, một số người lại lựa chọn các phương pháp từ thiên nhiên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 

1. Vậy viêm phế quản uống thuốc gì hiệu quả?

Hiện nay, bên cạnh việc dùng thuốc tây cũng có rất nhiều người lựa chọn các loại thuốc đông y, các bài thuốc dân gian để điều trị viêm phế quản. Cụ thể.

Thuốc tây y trị viêm xoang

Một số loại thuốc các bác sĩ thường kê cho bệnh nhân viêm phế quản như:

Nhóm hạ sốt, giảm đau như Paracetamol hoặc các thuốc NSAID (ibuprofen hoặc aspirin). Lưu ý: Ibuprofen không dùng khi bị hen suyễn, aspirin không dùng cho trẻ nhỏ vì có thể gây hội chứng Reye, ảnh hưởng đến gan và não.

Nhóm giãn phế quản dạng hít: Dùng khi bị viêm phế quản cấp tính kèm theo thở khò khè hoặc với người bệnh nếu có tiền sử COPD, hen suyễn hoặc viêm phế quản mãn tính. Những loại thuốc này làm giãn phế quản và tiểu phế quản, giảm sức cản trong đường hô hấp và tăng luồng khí đến phổi. Các thuốc này bao gồm albuterol, metaproterenol, levalbuterol, và pirbuterol.

Corticosteroid: dùng cho tình trạng viêm. Prednisone là một trong những loại phổ biến thường được sử dụng để trị viêm phế quản, đặc biệt nếu bị hen suyễn hoặc COPD tiềm ẩn. 

Thuốc giảm ho, long đờm: giúp tiêu đờm, giảm dịch nhầy kích thích niêm mạc gây ho đồng thời thông suốt lòng phế quản để quá trình di chuyển của không khí từ ngoài vào dễ dàng hơn. Các loại thuốc thường được sử dụng là: Guaifenesin, Natri benzoat, Codein, Acetylcystein, Carbocystein, Dextromethorphan,…

Kháng histamin: giảm phản ứng dị ứng có thể gặp phải do viêm phế quản dị ứng. Thuốc kháng histamin phổ biến bao gồm cetirizine và loratadin. 

Thuốc kháng sinh: Dùng khi có dấu hiệu cho thấy bệnh nhân viêm phế quản do vi khuẩn, hoặc có bội nhiễm vi khuẩn, với các dấu hiệu như ho có đờm mủ, bệnh dai dẳng và kéo dài hơn 10 ngày nhưng không giảm,… Tùy theo mức độ và tình trạng viêm nhiễm mà bác sĩ sẽ kê những loại kháng sinh khác nhau như Penicillin, Ampicillin, Amoxicillin, Beta-lactam, Macrolid quinolon,…

Do biểu hiện của các bệnh đường hô hấp rất giống nhau nên nhiều người lầm tưởng bệnh hô hấp thông thường và tự ý mua thuốc điều trị. Điều này vô tình khiến bệnh nặng hơn, đồng thời việc điều trị cũng phải kéo dài hơn, dùng nhiều thuốc hơn. Tuy vẫn có trường hợp bệnh thuyên giảm nhưng sau khi bệnh tái phát lại xuất hiện các triệu chứng nặng hơn. 

Hơn nữa, dùng thuốc tây y có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh, tuy nhiên khi sử dụng trong thời gian kéo dài, có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe.  Vì vậy, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, tốt hơn hết bạn nên được bác sĩ chuyên khoa kê đơn và tư vấn.

Trị viêm xoang bằng phương pháp dân gian

Nhiều người lựa chọn các phương pháp dân gian như dùng mật ong, dùng gừng… để điều trị viêm phế quản do tính an toàn mà phương pháp này mang lại, như:

Cách chữa viêm phế quản bằng gừng: Theo nghiên cứu vào năm 2008, gừng giúp ức chế phản ứng viêm, dị ứng, kích hoạt hệ miễn dịch tăng cơ chế bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân bên ngoài xâm nhập vào. Theo đó, gừng cũng có thành phần nhiều hoạt chất có khả năng chống nhiễm trùng đường hô hấp, chống viêm, đặc biệt là viêm phế quản. Có nhiều cách hiệu quả mà bạn có thể tham khảo như uống một tách trà gừng vào mỗi sáng, hoặc ăn gừng tươi chấm cùng mật ong,…

Cách chữa viêm phế quản bằng mật ong: Nhờ đặc tính kháng khuẩn, chống viêm mà trong một số phương pháp dân gian, mật ong được sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm phế quản và các bất thường đường hô hấp khác. Có thể áp dụng những cách đơn giản như Mật ong và nước ấm: pha một thìa cà phê mật ong với một cốc nước ấm hoặc trộn một thìa cà phê mật ong với một thìa cà phê nước chanh tươi để uống.

Phương pháp chữa viêm phế quản bằng thuốc dân gian khá an toàn, có thể dùng thường xuyên và hiệu quả cho các triệu chứng ho đờm, sổ mũi, nghẹt mũi. Tuy nhiên, thời gian tác dụng khá lâu, phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới rõ hiệu quả. Do đó, nên kết hợp các loại thảo dược, đồng thời bào chế bằng công nghệ hiện đại để đạt hiệu quả tối đa.

Các chuyên gia khuyên nên ứng dụng phương pháp đông tây y kết hợp để trị viêm phế quản, đặc biệt là viêm phế quản mạn tính

2. Phương pháp đông tây y kết hợp trị viêm phế quản 

Khi điều trị viêm phế quản mạn tính lâu năm, nên ứng dụng Đông Tây y kết hợp để đạt hiệu quả cao, cho kết quả nhanh mà không phụ thuộc vào thuốc tây

Thứ nhất, khi bị đợt cấp thì nên dùng thuốc tây để điều trị nguyên nhân và triệu chứng bệnh như thuốc hạ sốt, giảm ho, long đờm, thuốc co thắt phế quản. Khi triệu chứng nhẹ hơn, có thể chuyển sang dùng các sản phẩm bào chế từ thảo dược để có thể dùng kéo dài mà vẫn an toàn, giảm tác dụng phụ thuốc tây. Người bệnh cũng cần kết hợp vệ sinh mũi xoang.

Thứ hai, chủ động tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể, càng sớm càng tốt, tốt nhất ngay khi có triệu chứng ban đầu của bệnh như sốt, ho, đờm, khò khè. Nên sử dụng các chế phẩm đã được nghiên cứu chứng có tác dụng tăng cường sức đề kháng toàn diện và an toàn khi sử dụng lâu dài như Vinhgia Devir của công ty dược phẩm Vinh Gia. 

Vinhgia Devir được bào chế từ thảo dược Việt, giúp tăng cường sức đề kháng chuẩn toàn diện (vừa tăng miễn dịch thể dịch, vừa tăng miễn dịch tế bào), đồng thời hỗ trợ ức chế virus, vi khuẩn, giảm các triệu chứng sốt, ho, đờm…. Nếu được sử dụng sớm, sẽ giúp người bệnh viêm phế quản có một sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt, giúp các triệu chứng cũng chỉ nhẹ (dễ thở hơn, giảm sốt ho đờm khó thở, khò khè,…), giảm nguy cơ biến chứng nặng, bệnh nhanh khỏi hơn. 

Đặc biệt, độ an toàn và hiệu quả của Vinhgia Devir ĐÃ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU, CHỨNG MINH TÁC DỤNG bởi viện Công nghệ sinh học – Viện Hàn Lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, nên có thể an tâm dùng. Vinhgia Devir còn dùng hiệu quả với các bệnh lý do virus, vi khuẩn khác như cảm cúm, sốt phát ban, sốt virus, các bệnh virus gây sốt và viêm đường hô hấp khác. 

Đặc biệt cần cho người có sức đề kháng yếu như trẻ nhỏ, phụ nữ cho con bú, người cao tuổi, thể trạng yếu, có các bệnh nền đường hô hấp mạn tính khác như viêm mũi xoang, viêm phổi, hen, COPD. 

Tìm hiểu thêm thông tin vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1800.55.88.89 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư songkhoe@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp.