Viêm phế quản có nguy hiểm không? Các biến chứng thường gặp?

115

Viêm phế quản là bệnh lý phổ biến, đặc biệt thường xuất hiện trong điều kiện thời tiết giao mùa hoặc khi thời tiết trở lạnh đột ngột. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể tiến triển thành các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Đọc bài viết này để tìm hiểu kĩ hơn mức độ nguy hiểm của viêm phế quản!

1. Viêm phế quản có nguy hiểm không?

Viêm phế quản là bệnh lý khá nguy hiểm, đặc biệt khi người bệnh chủ quan hoặc có sức đề kháng yếu.

Với viêm phế quản cấp: rất nhiều người bệnh bị bội nhiễm khiến bệnh kéo dài, biến chứng gây viêm phổi, suy hô hấp, áp xe phổi, nhiễm trùng máu, có thể dẫn đến tình trạng viêm phế quản mãn tính. Bệnh dễ tiến triển trầm trọng đối với những người có sức đề kháng kém như người cao tuổi, người có thể trạng yếu, suy giảm miễn dịch, có bệnh mạn tính như hen, giãn phế quản, trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh.

Với viêm phế quản mãn tính: là bệnh lý nguy hiểm liên quan đến hệ hô hấp. Các đợt cấp trên nền viêm phế quản mạn tính, có biến chứng tương tự viêm phế quản cấp, đó là viêm phổi, suy hô hấp, áp xe phổi, nhiễm trùng máu. Ngoài ra, nếu không được điều trị đúng cách cùng với sức đề kháng yếu, viêm phế quản mạn tính có thể biến chứng dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, suy hô hấp, và nghiêm trọng hơn là ung thư phế quản, ung thư phổi hoặc lao phổi, đây là những biến chứng vô cùng nguy hiểm, khó điều trị, để lại nhiều hậu quả lâu dài và thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

2. Các biến chứng viêm phế quản thường gặp?

Viêm phế quản, không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, chảy dịch mũi, tiết đờm, khò khè, khó thở,… mà còn khiến người bệnh phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm phế quản mạn tính: Đây là biến chứng phổ biến nhất của viêm phế quản cấp, đặc biệt hay gặp ở trẻ nhỏ và người già. Khi bệnh đã tiến triển thành mạn tính thì rất khó điều trị. Đặc biệt với trẻ nhỏ thì viêm phế quản mạn tính sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển của trẻ.
  • Giãn phế quản: Đường dẫn khí bị tổn thương từ từ sẽ mất khả năng làm sạch chất nhầy và loại bỏ vi trùng, bụi và các hạt nhỏ khác trong không khí mà chúng ta hít thở. Lâu ngày sẽ tạo ra môi trường thuận lợi khiến vi khuẩn, virus cùng các tác nhân có hại khác phát triển hơn nữa. Đường dẫn khí bị tổn thương và nhiễm trùng có thể tạo nên một vòng luẩn quẩn kéo dài không dứt.
  • Bệnh hen phế quản: Viêm phế quản lâu ngày khiến lớp niêm mạc bị tổn thương nặng nề, lâu dần phát triển thành hen phế quản, hen mạn tính. Lúc này người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy bị khó thở, thở gấp, rít và rất khó để điều trị. Đối với người bệnh là trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi, có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • COPD: Là tình trạng phổi của người bệnh bị tắc nghẽn, xuất hiện nhiều dịch đờm ở cổ, sổ mũi, khó thở,.. Dịch nhầy được phế quản tiết ra là môi trường thuận lợi để các tác nhân có hại xâm nhập và phát triển bệnh lý nghiêm trọng hơn.
  • Áp xe phổi: Là một trong những biến chứng của viêm phế quản, hiểu đơn giản là nhiễm trùng phổi, là tình trạng các mô xung quanh phổi bị sưng tấy và có thể có mủ hay thậm chí là gây tổn thương, hoại tử toàn bộ phổi. Người bệnh thường có biểu hiện khó thở, tăng giảm huyết áp bất thường đồng thời khởi phát các bệnh tim mạch.

3. Bị viêm phế quản nên điều trị như thế nào?

Mục tiêu điều trị viêm phế quản cấp và mạn tính, khi bị thì mức độ chỉ nhẹ, vừa nhẹ triệu chứng, nhanh khỏe, không bị chuyển nặng và kéo dài để có thể an tâm điều trị tại nhà. Bên cạnh đó, giảm tái phát các đợt cấp của viêm phế quản mạn tính, dần hồi phục tổn thương niêm mạc phế quản để hồi phục chức năng thở. 

Phương pháp điều trị viêm phế quản cấp và đợt cấp của viêm phế quản mạn tính

Với viêm phế quản cấp tính và đợt cấp của viêm phế quản mạn tính, người bệnh thường được chỉ định thuốc điều trị nguyên nhân, triệu chứng bệnh và tăng cường sức đề kháng cùng các biện pháp hỗ trợ khác.

Cụ thể, có triệu chứng nào thì người bệnh sẽ dùng thuốc điều trị triệu chứng đấy. Như dùng hạ sốt, bù điện giải nếu gặp tình trạng sốt cao, dùng giãn phế quản nếu có co thắt phế quản, hay sử dụng các loại thuốc giảm ho, long đờm,… Một số bệnh nhân cũng sẽ dùng thêm kháng sinh, khi nguyên nhân viêm phế quản là do vi khuẩn, hoặc khi có bội nhiễm vi khuẩn. Kết hợp vệ sinh mũi xoang và súc họng hàng ngày, nếu có biểu hiện viêm đường hô hấp trên như sổ mũi, nghẹt mũi, đau rát họng, viêm tai thì dùng thêm thuốc xịt tại chỗ. 

Bên cạnh điều trị nguyên nhân và triệu chứng, cần chủ động tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể càng sớm càng tốt, tốt nhất là khi có dấu hiệu ban đầu như sốt, ho, đờm, khò khè,…. Tăng cường sức đề kháng toàn diện là tăng cả miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào, giúp tăng khả năng bảo vệ cơ thể để ngăn và ức chế sự tấn công của các tác nhân gây bệnh, nhờ đó giúp bệnh nhẹ, nhanh khỏi hơn

Hiện nay trên thị trường có sản phẩm Vinhgia Devir của Dược phẩm Vinh Gia rất được tin dùng. Vinhgia Devir được bào chế từ thảo dược Việt, giúp tăng cường sức đề kháng chuẩn toàn diện (vừa tăng miễn dịch thể dịch, vừa tăng miễn dịch tế bào), đồng thời hỗ trợ ức chế virus, vi khuẩn, giảm các triệu chứng sốt, ho, đờm cùng các triệu chứng viêm phế quản khác. Nhờ đó, người bệnh sẽ giảm được tình trạng viêm phế quản, giảm dịch nhầy phổi khiến người bệnh sẽ dễ thở, không còn tức ngực hay tình trạng ho đờm kéo dài… 

Đặc biệt, độ an toàn và hiệu quả của Vinhgia Devir ĐÃ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU, CHỨNG MINH TÁC DỤNG bởi viện Công nghệ sinh học – Viện Hàn Lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, nên có thể an tâm dùng. Vinhgia Devir còn dùng hiệu quả với các bệnh lý do virus, vi khuẩn khác như cảm cúm, sốt phát ban, sốt virus, các bệnh virus gây sốt và viêm đường hô hấp khác.

Phương pháp điều trị viêm phế quản mạn tính không có đợt cấp

Với viêm phế quản mạn tính không có đợt cấp, người bệnh vẫn cần điều trị giảm các triệu chứng thường xuyên như ho, đờm, khò khè, khó thở theo hướng dẫn của thầy thuốc. Bên cạnh đó, cần tiếp tục và liên tục chủ động dùng sản phẩm giúp tăng cường sức đề kháng toàn diện. 

Có thể chọn dùng Vinhgia Devir của dược phẩm Vinh Gia, dùng thành từng đợt 3-6 tháng, nên bắt đầu khi bị đợt cấp hoặc khi bắt đầu chuyển mùa (như chuyển từ thu sang đông vì chuyển lạnh, từ đông sang xuân vì độ ẩm thường cao). Việc này sẽ giúp người bệnh viêm phế quản mạn tính ngăn và loại bỏ hoặc tăng khả năng chống đỡ được với các yếu tố nguy cơ tấn công như virus, vi khuẩn, yếu tố dị ứng,… Nhờ đó, giảm được số lần bị tái phát đợt cấp, nếu bị cũng chỉ nhẹ, nhanh khỏi. 

Bên cạnh đó, cần kết hợp với một chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp, hạn chế hút thuốc lá, đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc giao tiếp, giữ ấm cơ thể, lọc không khí trong phòng ngủ,…. Và nên thường xuyên tập thở sâu theo các bài tập của các chuyên gia phục hồi chức năng đường thở (để hồi phục các tổn thương của niêm mạc phế quản, giúp thông khí tốt hơn).

Tìm hiểu thêm thông tin vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1800.55.88.89 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư songkhoe@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp.