Sốt xuất huyết nên ăn gì và không nên ăn gì? Chuyên gia tư vấn

209

Thời tiết nắng mưa thất thường hiện nay rất dễ tạo điều kiện thuận lợi cho dịch sốt xuất huyết bùng phát. Khi mắc bệnh, cơ thể thường yếu ớt, mệt mỏi, đề kháng giảm sút. Hơn nữa, bạn cũng không biết khi sốt xuất huyết nên ăn gì và không nên ăn gì để nhanh khỏi? Để tìm câu trả lời, đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây!

1. Sốt xuất huyết là bệnh gì?

Sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra, thông qua trung gian truyền bệnh là muỗi vằn cái. Bệnh lý này được xem là bệnh truyền nhiễm cấp tính, rất nguy hiểm.

Thông thường, người bệnh sốt xuất huyết sẽ gặp phải những triệu chứng như:

– Sốt cao trên 39 độ, sốt liên lục kéo dài 4-7 ngày, khó hạ

– Đau đầu, đau cơ, đau xương, đau hốc mắt dữ dội

– Có thể nổi mẩn đỏ, phát ban khắp người và buồn nôn

– Có thể xuất huyết bên trong như đại tiện ra máu, chảy máu chân răng, máu mũi,…

Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc đặc trị, rất dễ tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Do đó, khi bị bệnh cần phải được điều trị và chăm sóc đúng cách để tránh nguy hiểm đến tính mạng. 

2. Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì?

Trong thời gian bị sốt xuất huyết, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng hoặc chán ăn. Tuy nhiên, càng chán ăn thì cơ thể lại càng yếu, bệnh tình lại càng kéo dài. Vậy bị sốt xuất huyết nên ăn gì, uống gì?

Bổ sung nhiều nước

Bị sốt xuất huyết, người bệnh thường sốt cao liên tục không ngừng. Điều này khiến cơ thể bị mất nhiều nước và điện giải, rất dễ rơi vào tình trạng nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần phải bổ sung nhiều nước để bù lại cho lượng đã bị mất. 

Ăn cháo loãng, súp

Không chỉ bệnh sốt xuất huyết, khi cơ thể bị bệnh thì vị giác thường kém đi, ăn không ngon hoặc chán ăn. Do đó lời khuyên dành cho bạn lúc này là ăn cháo loãng hoặc súp, vừa dễ ăn lại vừa dễ hấp thu dưỡng chất. 

Lá đu đủ

Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy lá đu đủ có chứa hợp chất acetogenin, giúp phòng và cải thiện bệnh sốt rét, sốt xuất huyết hiệu quả. Ngoài ra, lá đu đủ còn giúp gia tăng tiểu cầu, cân bằng đường huyết và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. 

Bạn có thể nghiền lá đu đủ tươi lấy nước, uống 2 thìa/ lần x 2 lần/ ngày. Hoặc bạn cũng có thể sắc 5 lá đu đủ vừa với khoảng 2L nước, đun cạn còn 1L thì lấy uống trong 1-2 ngày. 

Cam

Cam là một trong những loại trái cây giàu nước, vitamin C và các dưỡng chất khác. Nó có tác dụng bù nước, tăng đề kháng cho cơ thể. Trong khi đó, người bệnh sốt xuất huyết, cơ thể đang bị mất nước, đề kháng cũng suy giảm. Do đó, đây là một loại trái cây nên được bổ sung hằng ngày để giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi. 

Nước chanh

Cũng giống cam, chanh là một loại trái cây giàu vitamin C, giúp tăng cường đề kháng, rút ngắn thời gian bị bệnh. Ngoài ra, nước chanh cũng giúp kích thích thích vị giác, ăn uống ngon miệng hơn, đồng thời thanh lọc cơ thể để loại bỏ độc tố từ virus ra ngoài. 

Nước dừa

Nước dừa là một loại thức uống giàu khoáng chất và điện giải. Chúng giúp bù loại lượng nước và điện giải bị mất đi khi bị sốt xuất huyết. Nhờ đó, bệnh tình của người bệnh sẽ được cải thiện, sức khỏe nhanh phục hồi. 

Nước ép rau củ hoặc trái cây

Các loại rau củ, trái cây cung cấp dồi dào các lượng dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như chất xơ, vitamin, muối khoáng,… giúp tăng cường miễn dịch hiệu quả. Do đó, đây là thực phẩm không thể thiếu với người bệnh sốt xuất huyết. 

Tuy nhiên, khi bị bệnh, bạn thường chán ăn, lười ăn. Do đó, sử dụng nước ép là một giải pháp thay thế tuyệt vời, vừa dinh dưỡng, dễ uống lại dễ hấp thu. Một số loại rau củ hoặc hoa quả mà bạn có thể dùng để làm nước ép như dưa chuột, rau có lá màu xanh, cà rốt, ổi, cam, dâu, kiwi, dứa,…

Thực phẩm giàu protein

Đây là một loại thực phẩm mà không thể không nhắc đến khi hỏi sốt xuất huyết nên ăn gì. Các loại thực phẩm giàu protein như trứng, thịt gà, cá, sữa,… sẽ giúp bổ sung dưỡng chất và năng lượng cho cơ thể. Từ đó giúp người bệnh sốt xuất huyết có thể cải thiện miễn dịch và đề kháng,  tăng cường sức khỏe để chống lại virus sốt xuất huyết. 

Súp lơ xanh

Người bệnh sốt xuất huyết thường bị suy giảm tiểu cầu. Trong khi đó, súp lơ xanh lại chứa rất nhiều vitamin K, giúp tái tạo tiểu cầu hiệu quả. Do đó, đây là một loại thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của người bệnh. Không những thế, súp lơ xanh còn chứa rất nhiều dưỡng chất và các chất chống oxy hóa khác, rất tốt cho sức khỏe. 

Cải bó xôi

Loại thực phẩm này có chứa rất nhiều acid béo omega3, sắt,… giúp tăng lượng tiểu cầu và rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể. Do đó, cải bó xôi cũng là một trong những loại thực phẩm không thể bỏ qua khi bị sốt xuất huyết. 

3. Người bệnh sốt xuất huyết kiêng ăn gì?

Bên cạnh câu hỏi sốt xuất huyết nên ăn gì, người bệnh cũng thường thắc mắc sốt xuất huyết không nên ăn gì để bệnh tình không trở nặng. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn

Tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ

Những loại thực phẩm, đồ ăn nhiều dầu mỡ thường khiến rất khó tiêu, dễ gây đầy bụng và làm bệnh tình lâu khỏi. Do đó, người bệnh sốt xuất huyết cần kiêng hoàn toàn loại thực phẩm này. 

Đồ ăn cay, nóng

Khi bị sốt xuất huyết, đề kháng suy giảm, cơ thể cũng sốt cao không ngừng, hao hụt năng lượng. Lúc này, các loại đồ ăn cay, nóng sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu hơn. Điều này không những khiến bệnh tình không khỏi mà còn tiến triển nặng, ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của cơ thể

Thực phẩm có màu sẫm

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh có thể bị xuất huyết bên trong. Khi đó, nếu người bệnh ăn các loại thực phẩm sẫm màu như đỏ, nâu, đen thì có thể nôn hoặc đi ngoài ra những màu tương tự. Điều này rất dễ khiến bác sĩ dễ bị nhầm lẫn khi chẩn đoán người bệnh có bị xuất huyết tiêu hóa hay không.  

Đồ uống ngọt

Các loại đồ uống ngọt như soda, mật ong, nước ngọt có gas, đường,.. sẽ khiến các tế bào miễn dịch hoạt động chậm lại. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm, tiêu diệt virus gây bệnh, khiến bệnh tình lâu hồi phục hơn. Do đó, người bệnh sốt xuất huyết nên tránh sử dụng các đồ uống ngọt.

4. Cách mau khỏi sốt xuất huyết, tránh biến chứng

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, những loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn thì người bệnh cũng cần phải kết hợp thêm nhiều biện pháp khác để bệnh nhanh khỏi hơn. 

– Thay đổi lại chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi nhiều hơn.

– Không dùng thuốc hạ sốt tùy tiện, đặc biệt là ibuprofen hoặc aspirin vì hai loại này khiến tình trạng xuất huyết nặng hơn. 

– Hạn chế tắm gội chà xát mạnh để tránh tình trạng xuất huyết trở nặng. 

– Vệ sinh nhà cửa, môi trường sống sạch sẽ

– Nếu có dấu hiệu bất thường như sốt li bì, mê sảng, phân đen, chân tay lạnh,… người bệnh cần đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời. 

Ngoài ra, người bệnh cũng nên kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ thiên nhiên, vừa an toàn, vừa giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể, rút ngắn thời gian bị bệnh.

Đặc biệt, bạn nên ưu tiên lựa chọn những sản phẩm có chứa các loại dược liệu như thanh hao hoa vàng, xuyên tâm liên, đinh hương, diếp cá, đông trùng hạ thảo,… Đây là những loại dược liệu đã được chứng minh có hiệu quả vượt trội trong việc tăng cường đề kháng và miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh do virus gây ra, ức chế virus phát triển. Từ đó, giảm triệu chứng của bệnh và giúp bệnh nhanh khỏi hơn. 

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn nắm rõ sốt xuất huyết nên ăn gì và không nên ăn gì để bệnh chóng khỏi. Nếu cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ tổng đài 1800.55.88.89 (miễn cước) hoặc 0896.509.509 (trực 24/7) để được giải đáp nhanh chóng nhất.