Sốt virus có lây không? Hiểu rõ để bắt bệnh chuẩn!

193

Sốt virus là bệnh rất phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ, đặc biệt là vào giai đoạn giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột. Vậy sốt virus có lây không? Bệnh lây qua đường nào? Tìm hiểu chi tiết bài viết dưới đây!

1. Nguyên nhân gây sốt virus

Giống như tên gọi, sốt virus là bệnh do các loại virus gây ra, thường gặp là các chủng virus đường hô hấp như Rhinovirus, Adenovirus,Coronavirus, Enterovirus, Virus cúm,… Bệnh có nguy cơ bùng phát thành dịch khi thời tiết giao mùa, trở lạnh,…

Có hai nguyên nhân chính gây nhiễm virus, bao gồm do lây truyền hoặc do yếu tố nội phát

– Sốt virus do lây truyền: Khi tiếp xúc với người đang bị sốt virus, virus theo đó lây lan sang người lành gây bệnh

– Sốt virus do nội phát: Môi trường không được vệ sinh sạch sẽ, người bình thường hoặc người đề kháng kém vô tình nhiễm các loại virus, dẫn đến mắc bệnh 

2. Sốt virus lây như thế nào?

Theo các nghiên cứu y khoa, bệnh sốt virus là một bệnh truyền nhiễm, rất dễ lây lan từ người này qua người khác, qua các con đường như:

– Lây qua đường hô hấp: khi giao tiếp, tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hay dịch mũi của người bệnh. Thường virus sẽ qua dịch tiết được bắn ra trong lúc nói chuyện, ho, hắt hơi, sổ mũi,.. phát tán ra môi trường, xâm nhập vào đường mũi, miệng của người đối diện. 

– Lây qua đường tiêu hóa: Khi ăn uống những loại thực phẩm nhiễm dịch tiết chứa virus từ người bệnh. 

– Lây qua đường tiếp xúc: virus từ người bệnh bám vào các vật dụng nơi công cộng như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, đồ chơi,… Khi người lành cầm nắm những đồ vật này, vô tình đưa lên mũi, miệng sẽ có nguy cơ mắc bệnh. 

– Lây qua đường máu: mốt số ít virus có thể lây truyền thông qua việc tiêm chích, truyền máu, quan hệ tình dục hay từ mẹ truyền cho con. 

3. Sốt virus lây trong bao lâu?

Là một loại bệnh lây nhiễm chủ yếu thông qua đường hô hấp, sốt virus lây lan rất nhanh chóng và dễ dàng. Thông thường chỉ mất 16-48 giờ sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus sẽ bắt đầu gây bệnh. 

Sốt virus nhìn chung khá lành tính, có thể khỏi sau 1-2 tuần. Tuy nhiên bệnh có thể kéo dài 2-4 tuần, gây ra các biến chứng nặng như viêm phổi, viêm gan, viêm não,… Việc khỏi nhanh hay chậm này phụ thuộc vào loại virus mắc phải, sức đề kháng mỗi người và cách chăm sóc người bệnh. 

4. Làm gì khi bị sốt virus?

Cho đến nay, sốt virus vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chủ yếu là điều trị triệu chứng, tăng cường sức đề kháng để phòng biến chứng bệnh. 

– Điều trị triệu chứng bệnh:

Theo dõi nhiệt độ thường xuyên, khi sốt cao trên 38,5 độ C cần dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn, như Paracetamol với liều 10-15mg/kg/lần, các lần cách nhau 4-6h. Kết hợp nghỉ ngơi phòng yên tĩnh, thoáng mát, mặc quần áo rộng, thấm hút mồ hôi cùng chườm và lau người bằng khăn ấm để nhanh hạ nhiệt.

Dùng các sản phẩm xịt mũi, xịt họng để giảm các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, ho, đau rát họng. Kết hợp bổ sung nước và điện giải bằng Oresol, tăng cường dinh dưỡng. 

– Tăng cường đề kháng cơ thể:

Sốt virus chỉ điều trị triệu chứng là không đủ có một sức đề kháng khỏe để có thể chống lại virus gây bệnh. Đề kháng càng khỏe thì bệnh càng nhẹ nhàng, càng ít mệt và không bị kéo dài. Nói cách khác, đây cũng chính là phương pháp tốt nhất trong phòng và cải thiện bệnh, giúp bệnh nhẹ, nhanh khỏi, tránh biến chứng và chuyển nặng. 

Hiện nay trên thị trường có sản phẩm Vinhgia Devir, nghiên cứu bởi Viện hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam. Với nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, Vinhgia Devir cho tác dụng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng toàn diện (vừa tăng cường miễn dịch dịch thể, vừa tăng miễn dịch tế bào), khác với các sản phẩm khác chỉ tăng cường kháng thể hoặc chưa chứng minh được tác dụng tăng đề kháng. Đồng thời, Vinhgia Devir cũng giúp hỗ trợ ức chế virus gây bệnh, nhờ đó tăng hiệu quả trong điều trị bệnh để triệu chứng nhẹ, nhanh khỏi, ngăn biến chứng và hậu di chứng, phục hồi về trạng thái khỏe mạnh bình thường. 

5. Phòng ngừa sốt virus

Sốt virus nhìn chung không hẳn là nguy hiểm nhưng cũng gây nhiều mệt mỏi, khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe người bệnh. 

Do đó, để phòng ngừa bệnh tốt nhất, mọi người nên tập trung nâng cao sức đề kháng bằng các cách như chế độ ăn uống dưỡng chất, tập luyện thể dục thể thao, giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống cùng kết hợp sử dụng các sản phẩm tăng đề kháng chất lượng và an toàn, có nghiên cứu, chứng minh. 

Lưu ý: hạn chế tiếp xúc với người đang mắc bệnh, tránh đến những nơi đông người khi có dịch bệnh lưu hành 

Liên hệ 1800.55.88.89 (miễn cước) – 0896.509.509 (trực 24/7) hoặc gửi câu hỏi về hòm thư songkhoe@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp.