Cúm B – Triệu chứng và cách điều trị

317

Theo ghi nhận, số ca mắc cúm B nhập viện gia tăng, cả người lớn và trẻ nhỏ với các triệu chứng sốt cao, ho, hắt hơi, sổ mũi, đau người. 

Các triệu chứng cúm B

Virus gây bệnh cúm ở người có tên là Influenza, với 3 chủng cúm khác nhau gồm cúm A, cúm B, cúm C. Cúm A là loại rất phổ biến, có thể lây truyền từ động vật sang người. Cúm B thì lây truyền từ người qua người. Còn cúm C thì chỉ rất nhẹ, ít lây nhiễm ở người. 

Thời gian ủ bệnh khi nhiễm virus cúm B khá ngắn, chỉ 1-3 ngày, triệu chứng bệnh không rõ ràng. Từ ngày từ 3-5, người bệnh có những triệu chứng như sốt nóng 39-41 độ (có thể kéo dài đến 5 ngày) hoặc ớn lạnh toàn thân, kèm theo các triệu chứng viêm họng, ho, sổ mũi, hắt hơi, mệt mỏi, đau nhức cơ và tăng đau khi vận động.

Bên cạnh đó, người nhiễm cúm B còn có thể gặp phải triệu chứng đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, đau dạ dày hay chán ăn, khô miệng. Ngoài ra, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, khi bị nhiễm cúm rất dễ sốt cao, co giật, tiêu chảy nôn mửa nhiều gây mất nước, mệt lả. Người mắc các bệnh mãn tính thì triệu chứng nặng và tiến triển biến chứng nhanh hơn. 

Mắc cúm B mấy ngày thì khỏi?

Thông thường, khoảng 5-7 ngày sau thời gian ủ bệnh và khởi phát thì các triệu chứng cúm B sẽ thuyên giảm. Ở những người có nguy cơ cao như đề kháng kém, người cao tuổi, phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền thì thời gian mắc bệnh sẽ kéo dài hơn, thậm chí từ 2-4 tuần. 

Cúm B nói riêng và các bệnh cúm nói chung rất dễ lây lan khi tiếp xúc với người bệnh ho, hắt hơi trong khoảng cách 2m, hoặc khi tiếp xúc với bề mặt nhiễm virus sau đó chạm tay vào mũi, miệng. Thường mọi năm cúm A vẫn được chú trọng hơn do gây sốt cao và lây lan mạnh. Tuy nhiên, năm nay cúm B cũng có biểu hiện và mức độ gần giống cúm A, cho nên cần phải cẩn thận hơn. 

Phác đồ điều trị cúm B chuẩn y khoa

Với bệnh cúm B nói riêng hay các bệnh cúm nói chung, hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chủ yếu điều trị triệu chứng, kết hợp với điều trị nâng cao đề kháng cho cơ thể. 

Với điều trị triệu chứng: tùy triệu chứng từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc khác nhau như hạ sốt giảm đau, thuốc xịt mũi (khi hắt hơi sổ mũi, nghẹt mũi) hoặc thuốc xịt họng (khi đau rát viêm họng, ho,…). Với điều trị tăng đề kháng, người bệnh lưu ý cần phải tăng đề kháng toàn diện cho cơ thể, tăng khả năng chống đỡ với virus vi khuẩn, từ đó giảm nhẹ các triệu chứng, bệnh nhanh khỏi và ngăn ngừa các hậu di chứng hiệu quả. 

Hiện nay trên thị trường có sản phẩm Vinhgia Devir chứa thành phần thảo dược như Thanh Hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh Hương, Hoàng Cầm, Sài hồ,… nên rất an toàn với sức khỏe, giúp tăng cường sức đề kháng toàn diện (vừa tăng miễn dịch dịch thể, vừa tăng miễn dịch tế bào), hỗ trợ ức chế sự phát triển của virus, giảm triệu chứng sốt, ho, đờm hiệu quả. 

Sử dụng sớm Vinhgia Devir với liều 9 viên/ ngày giúp triệu chứng nhẹ, ít mệt, nhanh khỏe, ngăn biến chứng trở nặng, ngăn hậu dị chứng và giảm nguy cơ tái phát về sau. 

Ngoài ra, nên theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên, hạn chế tiếp xúc với người khác. Đeo khẩu trang, tăng cường rửa tay, súc miệng và rửa mũi họng thường xuyên để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Khi mắc cúm cần theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên, không tiếp xúc với người khác ở nơi công cộng. Tại nhà cũng phải đeo khẩu trang, tăng cường rửa tay, vệ sinh đường hô hấp bằng cách xúc miệng, nhỏ mũi thường xuyên. Không ho khạc, nhổ bừa bãi. Cần chú ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức khỏe.

Liên hệ 1800.55.88.89 (miễn cước) – 0896.509.509 (trực 24/7) hoặc gửi câu hỏi về hòm thư songkhoe@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp.