Bị cảm cúm có nên tắm không? Giải đáp dành cho bạn

3520

Thời tiết bắt đầu vào mùa nóng, nắng mưa thất thường, tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lý do virus như cảm cúm, sốt xuất huyết,… bùng phát mạnh trong cộng đồng. Do đó, các biện pháp chăm sóc sức khỏe khi nhiễm bệnh được mọi người quan tâm hàng đầu, đặc biệt là vấn đề bị cảm cúm có nên tắm không. Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời.

1. Tổng quan về bệnh cảm cúm

Cảm cúm là bệnh lý truyền nhiễm phổ biến, do virus cúm gây ra. Bệnh có tỷ lệ lây nhiễm rất cao. Các loại virus cúm có thể đi qua đường mũi, đường miệng để xâm nhập vào cơ thể. Đôi khi người bệnh cũng có thể mắc phải khi tiếp xúc với các đồ dùng, bề mặt có virus. 

Các triệu chứng của bệnh cảm cúm khá điển hình, thường là sốt cao 39-40 độ, sổ mũi, đau đầu, người ớn lạnh, hoa mắt, mệt mỏi, đau cơ. Ngoài ra, bệnh lý này cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị đúng cách. 

2. Bị cảm cúm có nên tắm không?

Ông bà cha thường khuyên khi cảm cúm nên kiêng gió kiêng nước để tránh khiến bệnh trở nặng. Do đó, khi cảm cúm có nên tắm không trở thành một vấn đề được mọi người quan tâm hơn cả. Tuy nhiên, thực tế thì người bệnh cảm cúm vẫn hoàn toàn có thể tắm bình thường nếu biết đúng cách.

Theo các chuyên gia, người bị cảm cúm có thể tắm bằng nước ấm để hơi nước nóng có thể giúp lỗ chân lông nở ra để đào thải các chất độc ra ngoài. Hơn nữa, hơi nước nóng cũng sẽ giúp cơ thể được thư giãn hơn, giảm cảm giác đờm hay khó chịu ở mũi họng. Ngoài ra, sau khi tắm hãy nhớ lau thật khô và giữ ấm cho cơ thể. 

3. Lưu ý những điều không nên làm khi bị cảm cúm

Tắm rửa khi cảm cúm có thể giúp bệnh tình cải thiện tốt hơn, nhưng cũng có thể khiến bệnh tình trở nặng nếu bạn không biết cách. Ngoài ra, khi mắc bệnh, người bệnh cũng phải lưu ý thêm một số điều khác, cụ thể như:

Đừng tắm nước lạnh để hạ sốt

Việc tắm nước nóng có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên việc tắm nước lạnh thì ngược lại, đây là điều vô cùng kiêng kị khi bị cảm cúm. Nước lạnh vốn có tính hàn, khi bị sốt mà tắm nước lạnh sẽ khiến cơ thể lâu hạ sốt hơn, thậm chí các triệu chứng còn nặng thêm. 

Hơn nữa, khi tắm nước lạnh, cơ thể sẽ đốt cháy nhiều năng lượng dự trữ hơn để làm ấm cho cơ thể. Điều này sẽ khiến bạn trở nên mệt mỏi hơn. 

Không nên đến chỗ tụ tập đông người

Bệnh cảm cúm có khả năng lây lan rất nhanh, dễ bùng phát thành dịch. Thậm chí ngay cả khi triệu chứng rất nhẹ, chỉ 1 lần hắt hơi của người bệnh cũng khiến cho các loại virus bay xa đến gần 2m. Do đó, để tránh lây nhiễm cho người khác, người bệnh cảm cúm không nên đến chỗ tụ tập đông người, những nơi công cộng hay buổi tiệc nhỏ. 

Uống quá nhiều thuốc 

Khi bị cảm cúm, người bệnh thường tự mua thuốc về uống. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp người bệnh có thể mua hai loại thuốc có thành phần giống nhau nhưng để điều trị các triệu chứng khác nhau. Điều này có thể gây ra tình trạng quá liều, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Ngoài ra, việc dùng quá nhiều thuốc có thể làm tăng tương tác giữa các thuốc. 

Tự ý dùng thuốc kháng sinh 

Nhiều người lầm tưởng cảm cúm là phải uống kháng sinh. Tuy nhiên bạn cần lưu ý, kháng sinh là để chống lại vi khuẩn, trong khi cảm cúm là do virus gây ra. Do đó, việc dùng kháng sinh trong trường hợp này là không thực sự cần thiết. 

Hơn nữa, việc tự ý dùng kháng sinh không những không giúp cải thiện bệnh tình mà còn có thể gây nhờn thuốc hay các tác dụng phụ khác. 

Tập luyện ở cường độ cao 

Trong giai đoạn bị cảm cúm, điều mà người bệnh cần phải làm ngay lúc này là nghỉ ngơi nhiều hơn. Hơn nữa, khi nghỉ ngơi, hệ miễn dịch và cơ thể cũng sẽ có thời gian để tái tạo phục hồi. Ngược lại, nếu người bệnh tập luyện ở cường độ cao trong thời gian này, bệnh tình không những không đỡ mà còn có thể sẽ nặng thêm nhiều. 

Đừng nên ho vào tay

Hầu hết mọi người đều có thói quen dùng tay che miệng, che mũi khi ho hoặc hắt hơi. Tưởng là tốt nhưng thực chất điều này có thể khiến virus cúm bám lên bàn tay. Sau đó, khi tay người bệnh tiếp xúc với đồ vật, các con virus này sẽ nhân cơ hội bám vào bề mặt, từ đó lây truyền bệnh cho người khác. Do đó, thay vì ho vào tay, hãy ho vào khăn giấy. 

4. Phòng ngừa tình trạng cảm cúm

Bệnh cảm cúm tuy phổ biến nhưng cũng chưa có thuốc đặc trị, khi mắc bệnh thường chỉ dùng thuốc điều trị giảm nhẹ triệu chứng. Bệnh có thể gây ra nhiều bất tiện cho cuộc sống và cả sức khỏe của người bệnh. Do đó, thực hiện các biện pháp để phòng ngừa là điều vô cùng cần thiết. 

Biện pháp phòng ngừa đầu tiên chính là tăng cường đề kháng cho cơ thể. Đề kháng khỏe sẽ giúp cơ thể chống lại virus gây bệnh, giảm nhẹ triệu chứng, giúp bệnh nhanh khỏi hơn. 

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều sản phẩm tăng cường đề kháng. Tuy nhiên bạn nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như Vinhgia Devir, vừa hiệu quả lại an toàn cho sức khỏe. 

Vinhgia Devir có chứa các thành phần như thanh hao hoa vàng, xuyên tâm liên, đinh hương, hoàng cầm,… Những loại dược liệu này đã có nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng tăng cường đề kháng, ức chế virus gây bệnh. Hơn nữa, sản phẩm được ứng dụng công nghệ hiện đại, tăng cường hiệu quả lên gấp nhiều lần thảo dược thông thường.

Bên cạnh việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng đề kháng, mọi người nên hạn chế tiếp xúc với người nhiễm bệnh, đặc biệt là người có nguy cơ cao (người mắc bệnh mãn tính, phụ nữ có thai, trẻ em, người già,…)

Ngoài ra, cần phải đảm bảo vệ sinh cá nhân và môi trường, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Đặc biệt, tiêm phòng vacxin cúm hằng năm để phòng bệnh tốt nhất. 

Nói tóm lại, khi cảm cúm có nên tắm không? Câu trả lời là có thể tắm bình thường, tuy nhiên cần tắm đúng cách để giúp bệnh tình nhanh khỏi. Nếu cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ tổng đài 1800.55.88.89 (miễn cước) hoặc 0896.509.509 (trực 24/7) để được giải đáp nhanh chóng nhất.