Người bị sốt virus nên ăn gì để bệnh mau khỏi?

333

Sốt siêu vi bùng phát mạnh khi trời trở lạnh, người bệnh mệt mỏi, chán ăn tăng. Lúc này, cần chú ý bổ sung đủ và đúng các thực phẩm dinh dưỡng, phục hồi cơ thể tốt nhất, giúp giảm triệu chứng và thúc đẩy hiệu quả của việc điều trị bệnh. 

1. Nguyên tắc dinh dưỡng

Khi sốt virus, cơ thể thường sốt cao 39-40 độ, thậm chí có khi lên tới 41 độ, cơ thể mất nhiều nước và năng lượng. Do đó, lúc này người bệnh cần phải bổ sung đủ nước, dưỡng chất và vitamin kịp thời để đảm bảo cơ thể có đủ lương thực để phục vụ cho việc chống lại virus gây bệnh. 

Tuy nhiên, không phải loại thức ăn hay đồ uống nào cũng phù hợp, do người bệnh thường có triệu chứng rối loạn tiêu hóa, chán ăn, thậm chí buồn nôn, nôn kèm theo. Thêm vào đó, người bệnh luôn đau đầu, đau nhức mình mẩy khiến khẩu phần ăn kém hơn người thường.

Vậy nên, lựa chọn phù hợp nhất cho người bị sốt virus là cháo loãng, oresol, các loại nước trái cây, các món ăn dạng lỏng và dễ tiêu hóa. Bù đủ nước và dinh dưỡng, ngủ đủ giấc là ưu tiên hàng đầu. Tránh những đồ gia vị cay nóng, nhiều đạm, đồ lạnh,… Đồng thời nên chia nhỏ bữa, ăn uống theo nhu cầu, tránh ép ăn. 

2. Người bị sốt virus nên ăn, uống gì?

Dưới đây là một số loại thực phẩm mà người mắc bệnh sốt virus nên ăn để nhanh chóng khỏi bệnh!

Nước dừa

Đây là một loại nước giàu chất điện giải và glucose mà bạn nên uống khi bị siêu vi. Không chỉ ngon miệng, ngọt mà còn rất giàu kali, giúp bạn lấy lại năng lượng cực tốt khi bị ốm yếu. Ngoài ra, nó cũng chứa các chất chống oxy hóa nên rất tốt cho sức khỏe. 

Nước cam ép

Nước ép cam cũng rất được ưa chuộng, vì hương vị thơm ngon, dễ uống và giàu vitamin C. Không chỉ giúp bổ sung điện giải và dưỡng chất mà còn giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể. 

Nước chanh

Tương tự với nước cam ép, nước chanh cũng được nhiều người lựa chọn để bù nước và tăng cường đề kháng cho người bị ốm. 

Nước ép rau diếp cá

Rau diếp cá có tác dụng giải nhiệt, hạ sốt trong dân gian từ xưa đến nay. Hơn nữa, trong cây diếp cá có chứa rất nhiều vitamin C, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, mùi của loại thức uống này khá tanh, không thích hợp với trẻ nhỏ. 

Trà gừng

Không những giảm cảm giác buồn nôn, trà gừng còn giúp chống viêm, cải thiện tiêu hóa và cả sức khỏe khi bị sốt

Sữa chua

Rất giàu probiotics, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện táo bón, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, tăng cường tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất. Nhờ đó, giúp cơ thể nhanh hồi phục hơn.

Súp gà

Giàu vitamin, khoáng chất và cả protein, giúp bổ sung lại lượng calo cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là khi mắc bệnh. Súp gà cũng là nguồn chất lỏng tốt bù nước cho cơ thể. 

Quế

Đây được xem là một loại kháng sinh tự nhiên, có thể điều trị cảm lạnh, ho và làm dịu cổ họng. Người bệnh có thể pha bột quế với nước rồi đun sôi, lọc lấy nước để uống trong ngày. 

Lá bạc hà

Lá bạc hà sẽ giúp bạn hạ thân nhiệt, hấp thụ bớt lượng nhiệt dư thừa, hạ sốt cho cơ thể. 

Ngoài chế độ ăn uống, người mắc bệnh sốt virus cũng cần chủ động tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đề kháng khỏe giúp giảm nhẹ các triệu chứng bệnh, bệnh nhanh khỏi, ngăn trở nặng biến chứng, tránh phải nhập viện điều trị. 

Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều sản phẩm tăng cường đề kháng, tuy nhiên nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm tăng đề kháng chuẩn (vừa tăng miễn dịch dịch thể, vừa tăng miễn dịch tế bào), ức chế virus vi khuẩn hiệu quả, như Vinhgia Devir. 

Vinhgia Devir được nghiên cứu bởi viện Hàn Lâm, giúp tăng cường đề kháng toàn diện, hỗ trợ ức chế virus gây bệnh, giúp bệnh nhẹ, nhanh khỏi, tránh nguy hiểm, giảm số lần tái phát bệnh. Độ an toàn, hiệu quả của sản phẩm đã được nghiên cứu, chứng minh, do đó có thể an tâm sử dụng. Tìm hiểu thêm về sản phẩm tại ĐÂY.

3. Người bị sốt virus không nên ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, những thực phẩm cần lưu ý hạn chế sử dụng để tránh khiến bệnh chuyển nặng như:

Trứng

Trứng có nhiều dưỡng chất nhưng lại là thực phẩm không nên ăn khi bị sốt. Trứng có nhiều protein, khi ăn sẽ sinh nhiều nhiệt lượng, khiến nhiệt độ tăng lên, tình trạng sốt nặng và bệnh diễn biến nguy hiểm hơn. 

Không nên ăn đồ lạnh, uống nước đá

Khi bị sốt, uống nước đá hay ăn uống đồ lạnh có thể gây viêm họng. Hơn nữa, khi mắc sốt virus, người bệnh thường bị rối loạn tiêu hóa, ăn đồ lạnh lúc này có thể gây kích thích dạ dày – ruột, làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh. 

Đồ cay

Những món ăn cay nóng thường làm tăng nhiệt lượng cơ thể, không tốt với những người đang bị sốt, đặc biệt là sốt virus 

Thức ăn khó tiêu

Hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn khi bị bệnh. Do đó, khi bị sốt virus, người bệnh không nên ăn những món ăn khó tiêu như chiên, nướng, món ăn nhiều dầu mỡ, món ăn chế biến sẵn,…

Liên hệ 1800.55.88.89 (miễn cước) – hotline 0896.509.509 (trực 24/7) hoặc gửi câu hỏi về hòm thư songkhoe@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp.