Virus RSV và những điều cần biết

226

Ngày 27-3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra khuyến cáo các bậc phụ huynh cần lưu ý các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi do virus hợp bào hô hấp gây ra.

1. Virus RSV là gì?

Virus RSV hay còn gọi là virus hợp bào hô hấp, thường gây ra các triệu chứng nhẹ như cảm lạnh, nhưng cũng có thể biến chứng nghiêm trọng như viêm phế quản, viêm phổi. 

Theo các chuyên gia, không chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh mà các tỉnh thành khác trên cả nước đều đang có thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường. Và đây cũng chính là môi trường thuận lợi để các vi khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp phát triển, đặc biệt là virus RSV. 

2. Đối tượng dễ nhiễm RSV

Qua các nghiên cứu, RSV có thể gây bệnh ở mọi lứa tuổi, trong đó có một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nặng và nghiêm trọng hơn, như:

  • Trẻ nhỏ, trẻ sinh non có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện
  • Người cao tuổi, đặc biệt là trên 65 tuổi
  • Người có đề kháng và hệ thống miễn dịch kém, hay ốm vặt
  • Người có bệnh nền, đặc biệt là các bệnh mãn tính đường hô hấp như COPD

3. Đường lây truyền virus RSV

Cũng giống như các bệnh đường virus khác, RSV có thể lây truyền qua nhiều cách khác nhau và tái nhiễm nhiều lần. Virus RSV có thể lây lan từ người qua người, thông qua dịch tiết đường hô hấp chứa virus của người nhiễm bệnh khi ho, hắt hơi, nói chuyện bay vào mắt, mũi, miệng. 

Hoặc cũng có thể nếu tiếp xúc với các bề mặt có chứa virus, như tay nắm cửa,.. đưa tay lên mắt mũi miệng trước khi rửa tay sạch cũng có thể lây bệnh. Theo các nghiên cứu, virus có thể tồn tại trên các bề mặt trong 4-7 giờ. 

4. Các triệu chứng nhiễm virus RSV

Ở 3 ngày đầu, các triệu chứng nhiễm virus RSv thường khá giống cảm lạnh. Tuy nhiên những ngày sau đó, bệnh có thể tiến triển nặng hơn, như viêm niêm mạc mũi, hắt hơi, ho, sổ mũi, tiết dịch mũi trong keo dính, làm bít tắc đường thở, thở khò khè. 

Các triệu chứng của bệnh cũng xuất hiện theo từng giai đoạn chứ không đến cùng một lúc và có xu hướng nặng dần. Thông thường vào khoảng ngày thứ 5, các triệu chứng sẽ rầm rộ hơn cả và cải thiện sau 7-10 ngày nếu đề kháng tốt. Tuy nhiên cơn ho có thể kéo dài tới 4 tuần hoặc hơn. 

Với trẻ nhỏ khi nhiễm virus RSV có thể bú kém, ngưng thở, khó chịu, suy hô hấp hoặc hôn mê. Ngược lại với người lớn thì thường thở khò khè và chảy nước mũi liên tục. Trong trường hợp trở nặng, có thể tiến triển thành viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm phổi, hen suyễn hay thậm chí là suy phổi, xẹp phổi, tràn khí màng phổi, ứ khí phổi,..

5. Chẩn đoán và điều trị

Để chẩn đoán nhiễm RSV hay không, người bệnh sẽ được xét nghiệm test nhanh phát hiện kháng nguyên hoặc xét nghiệm PCR. Việc điều trị hiện nay cũng khá khó khăn, vì chưa có thuốc đặc trị. Thay vào đó người bệnh sẽ được áp dụng các biện pháp điều trị triệu chứng, điều trị tăng đề kháng và điều trị biến chứng (nếu có)

Về điều trị triệu chứng, người bệnh sẽ được kê thuốc hạ sốt, giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc xịt mũi, xịt họng,… tùy theo các triệu chứng gặp phải. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 

Bên cạnh đó, cần chủ động vệ sinh mũi họng hàng ngày, giúp đào thải dịch nhày và các tác nhân có hại ra khỏi cơ thể, làm thông thoáng đường thở. Và đặc biệt, người bệnh cần chủ động tăng cường đề kháng cho cơ thể. Khi đề kháng khỏe, cơ thể chống lại được sự xâm nhập và gây bệnh của virus, vi khuẩn. Hơn nữa dù mắc bệnh, các triệu chứng cũng nhẹ nhàng, thoáng qua, sức khỏe nhanh hồi phục hơn, tránh biến chứng nặng phải nhập viện. 

Hiện nay, trên thị trường có sản phẩm Vinhgia Devir của dược phẩm Vinh Gia, có tác dụng hỗ trợ TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG chuẩn toàn diện (vừa tăng miễn dịch thể dịch vừa tăng miễn dịch tế bào), hỗ trợ ức chế hiệu quả virus, vi khuẩn. Nhờ đó, giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu của người bệnh nhiễm virus RSV như sốt, ho, đờm, viêm phế quản,… giảm tiết dịch gây khó thở, cơ thể nhanh chóng hồi phục, ngăn biến chứng nguy hiểm phải nhập viện điều trị. Đặc biệt, sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, đã được nghiên cứu chứng minh tác dụng, độ an toàn. 

Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định thêm một số loại thuốc điều trị biến chứng viêm phế quản, viêm phổi,… như thuốc giãn phế quản, corticosteroid, kháng sinh, khí dung epinephrine, chất ức chế leukotriene,… Những loại thuốc này cần dùng theo chỉ định bác sĩ để tránh gây tác dụng không mong muốn. 

Liên hệ tổng đài miễn cước 1800.55.88.89 (miễn cước) hoặc gửi câu hỏi về hòm thư songkhoe@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp.