Viêm đường hô hấp cấp và những điều cần biết

228

Thay đổi thời tiết thất thường, đề kháng kém là những yếu tố thuận lợi khiến bạn và người thân dễ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh lý viêm đường hô hấp cấp. Ở Việt Nam, đây cũng là bệnh lý thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. 

1. Các thông tin cơ bản về viêm đường hô hấp

Theo thống kê mới nhất tại Việt Nam, trung bình mỗi người có nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp từ 2-4 lần/ năm, trẻ em có thể mắc trên 10 lần/ năm. Bệnh khá phổ biến ở mọi đối tượng, thường xuất hiện vào mùa đông hoặc khi thời tiết hanh khô, tái diễn nhiều lần trong năm. Đặc biệt, người đề kháng yếu thì tỉ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn.

Viêm đường hô hấp trên là tình trạng viêm nhiễm xuất hiện ở các bộ phận như mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản. Còn viêm đường hô hấp dưới thì gặp ở khí quản, phế quản, tiểu phế quản, các phế nang. Phổ biến nhất là viêm phổi và viêm phế quản.

2. Nguyên nhân bệnh

Viêm đường hô hấp do các tác nhân có hại như virus, vi khuẩn gây ra. Chúng có thể lây lan nhanh từ người này sang người khác qua giọt bắn hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi, hay tiếp xúc với bề mặt có dính mầm bệnh. 

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự lây lan và nhiễm bệnh này thường là vì hệ miễn dịch yếu kém hoặc hàng rào vật ký bảo vệ cơ thể hoạt động không tốt. Do đó, việc tăng cường đề kháng cho cơ thể cần được đặc biệt chú trọng.

3. Triệu chứng bệnh thường gặp

Tùy vào việc bạn bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên hay dưới mà cơ thể sẽ có những triệu chứng khác nhau, bao gồm chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, đờm, hắt hơi, đau họng, mệt mỏi, sốt, chóng mặt,… Nặng hơn, người bệnh ho liên miên, sốt cao không ngừng, khó thở hoặc đau đầu, đau ngực. 

Thông thường triệu chứng sẽ xuất hiện từ 3-14 ngày rồi tự khỏi. Tuy nhiên, nếu lơ là, tình trạng bệnh có thể kéo dài, thậm chí có nguy cơ tử vong. 

4. Những đối tượng có nguy cơ bị viêm đường hô hấp

Viêm đường hô hấp cấp là bệnh phổ biến, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng. Trong đó, trẻ nhỏ và người lớn tuổi là người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Ngoài ra, những người mắc bệnh lý nền hoặc người có hệ miễn dịch suy yếu đều dễ mắc bệnh. 

5. Chẩn đoán bệnh viêm đường hô hấp

Bác sĩ thường chẩn đoán bệnh dựa trên những dấu hiệu bất thường ở mũi, tai, họng hoặc qua việc thở, những âm thanh bất thường trong phổi khi thở bằng ống nghe chuyên dụng. Ngoài ra, trong một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm các xét nghiệm, chụp CT hoặc Xquang để đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

6. Phương pháp điều trị

Như đã chia sẻ ở trên, bệnh viêm đường hô hấp cấp có thể tự khỏi sau 2 tuần. Tuy nhiên cũng có không ít trường hợp bệnh trở nặng, tiến triển biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần tích cực điều trị và chăm sóc cơ thể để tránh gặp phải tình trạng trên. 

Thông thường khi mắc bệnh, người bệnh cần:

– Điều trị triệu chứng và nguyên nhân:

+ Có ho: dùng thuốc giảm ho, siro ho

+ Có sự co thắt phế quản: khí dung hoặc dùng thuốc giãn phế quản salbutamol. 

+ Có đờm: dùng thuốc long đờm

+ Vệ sinh mũi họng bằng dung dịch xịt rửa mũi xoang, nước muối sinh lý

+ Đau họng, viêm họng: dùng xịt họng thảo dược, viêm ngậm dịu họng,…

+ Dùng thuốc kháng virus, kháng sinh trong 7-14 ngày tùy tình trạng theo chỉ định bác sĩ.

Ngoài ra, người bệnh cần phải kết hợp một chế độ nghỉ ngơi, chế độ ăn dinh dưỡng, uống nhiều nước và giữ ấm cơ thể. Đồng thời, chú trọng tăng cường đề kháng cho cơ thể để bệnh nhanh khỏi.

7. Phòng ngừa bệnh hiệu quả

Bên cạnh điều trị, việc phòng ngừa cũng cần được chú ý hơn. Một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả mà bạn có thể áp dụng như:

– Tiêm phòng các loại vacxin (nếu có) để hạn chế nguy cơ mắc bệnh

– Ăn uống dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, cân bằng nghỉ ngơi. 

– Vệ sinh môi trường, cá nhân sạch sẽ để hạn chế nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh

Ngoài ra, bạn cũng cần tăng cường đề kháng cho cơ thể để phòng mắc bệnh. Khi đề kháng khỏe, cơ thể sẽ ngăn cản được sự xâm nhập của virus, vi khuẩn. Hơn nữa, dù chúng có vào được cơ thể cũng sẽ bị hệ miễn dịch nhanh chóng nhận diện, tiêu diệt và loại bỏ.

Hiện nay, một trong những cách tăng đề kháng hiệu quả là sử dụng sản phẩm từ thảo dược, như Vinhgia Devir. Sản phẩm được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm, được bào chế 100% từ thảo dược Việt như thanh hao hoa vàng, xuyên tâm liên, đinh hương, mã đề, hoàng cầm, gừng,… Trong đó, có phức hợp XTDcomplex (thanh hao hoa vàng, đinh hương, xuyên tâm liên) – một phức hợp có hiệu quả tăng đề kháng tốt nhất hiện nay. 

Sử dụng sớm ngay khi có nguy cơ mắc bệnh hoặc xuất hiện triệu chứng, Vinhgia Devir sẽ giúp bạn tăng cường đề kháng tối đa, ức chế virus xâm nhập và sinh trưởng, giảm lượng virus trong cơ thể. Nhờ đó, giúp phòng bệnh hoặc giảm nhẹ triệu chứng, phòng biến chứng và rút ngắn thời gian bị bệnh. Hiệu quả đã được nghiên cứu, chứng minh. 

Bệnh viêm đường hô hấp cấp có thể mắc phải ở bất kỳ thời điểm nào với tất cả đối tượng. Do đó, hãy tăng cường đề kháng từ hôm nay để cơ thể có đủ khả năng chống chọi lại bệnh tật. Để được chuyên gia tư vấn thêm, vui lòng liên hệ tổng đài 1800558889 (miễn cước) hoặc hotline 0896.509.509 (trực 24/7)