Vì sao dịch sởi bùng phát mạnh trong tháng 9 này?

70

Hiện nay, bệnh sởi đang bùng phát nhanh khiến cha mẹ lo lắng cho con em mình. Cùng tìm hiểu vì sao dịch sởi bùng phát trong tháng 9 này, thời điểm trẻ quay lại trường học và thời tiết chuyển từ hè sang thu?

Sởi và những biến chứng của bệnh

Sởi và những biến chứng nguy hiểm của bệnh

Sởi là bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Virus này thường “cư trú” ở chất nhầy trong mũi và cổ họng, đồng thời có khả năng sinh sôi nhanh chóng tại các bộ phận này. Do đó mà dễ lây lan qua đường hô hấp khi người bình thường vô tình tiếp tiếp xúc và hít phải những giọt nước bọt có chứa virus này.

Trẻ em là đối tượng dễ mắc sởi nhất, đặc biệt là trẻ chưa tiêm phòng hoặc tiêm không đủ số mũi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, người lớn có hệ miễn dịch yếu cũng có thể mắc bệnh lý này. Tuy bệnh không gây tử vong nhưng có nhiều biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như:

– Viêm tai cấp giữa: Đây được coi là biến chứng thường gặp nhất bị bị sởi.

– Viêm phổi: Một số biểu hiện thường gặp của biến chứng này mà bạn cần biết đó là: thở nhanh, khó thở, sốt cao, các dấu hiệu nhiễm trùng,…. Nguyên nhân sinh ra biến chứng này là do khi bị sởi cơ thể sẽ bị suy giảm sức đề kháng nên dễ bị viêm phổi do bội nhiễm các loại vi khuẩn khác. Viêm phổi cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tử vong vì bệnh sởi ở trẻ em.

– Viêm não – màng nào: Đây là biến chứng thần kinh vô cùng nguy hiểm khi bị sởi bởi nó có thể gây tử vong hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề về sau. Khi xuất hiện biến chứng, người bệnh thường gặp một số biểu hiện như: sốt cao, co giật, liệt dây thần kinh, liệt nửa người, hôn mê, rối loạn ý thức,….

– Biến chứng liên quan đến tiêu hóa: Những biến chứng về tiêu hóa khi bị sởi mà người bệnh có thể gặp phải đó là: viêm niêm mạc miệng, cam tẩu mã.

– Biến chứng mắt – loét giác mạc: Đây là biến chứng thường xuất hiện nhiều ở trẻ em bị suy dinh dưỡng hoặc bị thiếu vitamin A. Biến chứng này có thể gây mù vĩnh viễn.

– Suy dinh dưỡng

– Bà bầu nếu bị sởi có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.

Vì sao dịch sởi bùng phát mạnh trong tháng 9 này?

Sởi thường bùng phát thành dịch vào mùa đông xuân

Bệnh sởi thường bùng phát thành dịch vào mùa đông xuân. Theo các chuyên gia thì dịch sởi có khả năng bùng phát theo chu kỳ 4-5 năm/ lần và năm nay đúng vào chu kỳ bùng phát của bệnh sởi.

Cũng theo các chuyên gia thì nguyên nhân bệnh sởi phát triển thành dịch là do “khoảng trống miễn dịch” do trẻ không được tiêm chủng đầy đủ. Virus sởi chủ yếu tấn công vào nhóm trẻ chưa được chủng ngừa vacxin hoặc đã tiêm phòng nhưng không đủ liều, từ đó lây lan cho các nhóm đối tượng có hệ miễn dịch kém khác. Những trẻ này có khả năng trở thành “cầu nối” lây nhiễm cho người lớn chưa được chủng ngừa sởi trước đây, thậm chí lây cho cả trẻ nhỏ chưa đến tuổi chỉ định tiêm ngừa sởi. Vì vậy, chu kỳ dịch 4-5 năm bùng phát một lần là do số trẻ chưa được tiêm chủng của nhiều năm dồn lại. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo cần duy trì tỷ lệ bao phủ vacxin trên 95% trong cộng đồng, bệnh sởi mới có thể kiểm soát và không gây nguy hiểm.

Tháng 9 là thời điểm trẻ em trở lại trường học, bắt đầu một năm học mới nên khả năng lây lan từ trẻ mắc sởi sang trẻ khỏe mạnh rất lớn, tăng nguy cơ dịch sởi bùng phát vào thời điểm này. Bên cạnh đó đây là lúc chuyển mùa từ hè sang thu, thời tiết có nhiều thay đổi, cơ thể phải đối mặt với những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, độ ẩm… Điều này có thể dẫn đến tình trạng miễn dịch suy giảm, dễ bị nhiễm bệnh hơn.

Vacxin là cách phòng bệnh sởi hiệu quả nhất

Tới nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sởi, cách tốt nhất để phòng bệnh đó là viêm vacxin ngừa sởi. Hiện có 4 loại vacxin phòng ngừa sởi, bao gồm: vacxin Sởi đơn (vacxin MVVAC), vacxin Sởi – Rubella (vacxin MR), vacxin Sởi – Quai bị – Rubella (vacxin Rotarix và vacxin MMR II), có thể tiêm phòng cho trẻ từ 9 tháng tuổi, tùy theo từng loại vacxin mà số mũi tiêm sẽ là 2 hoặc 3 mũi. Một liều vacxin sởi có hiệu quả ngăn ngừa bệnh sởi là 93% và tiêm đủ 2 liều vacxin sẽ có hiệu quả phòng ngừa lên đến 97%. Rất ít trường hợp tiêm đủ liều vacxin sẽ nhiễm bệnh sởi, nếu xảy ra là do miễn dịch của người tiêm không đáp ứng được vacxin.

Vacxin là cách phòng bệnh sởi hiệu quả nhất

Người đã tiêm vacxin không may mắc sởi thì triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm đi rất nhiều. Điều trị theo đơn của bác sĩ, kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý sẽ nhanh chóng hồi phục. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống, thuốc bôi hoặc áp dụng phương pháp tắm, xông hơi từ lá cây để tránh biến chứng nguy hiểm.

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sởi nên tiêm phòng sởi đầy đủ là trẻ chưa được tiêm vacxin, thanh thiếu niên, người trưởng thành chưa từng mắc bệnh sởi hoặc chưa tiêm vacxin trước đây; người lớn tuổi có bệnh nền mạn tính như tim mạch, cao huyết áp, phổi, đái tháo đường; phụ nữ chuẩn bị có thai…

Cùng với tiêm phòng vacxin phòng sởi thì có thể tăng cường sức đề kháng bằng thực phẩm ăn hàng ngày và các thói quen sinh hoạt lành mạnh. Hoặc có thể chọn dùng viên uống tăng sức đề kháng, phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh do virus gây ra. Viên uống này có thành phần thảo dược nên an toàn với người dùng như Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương, Diếp cá, Gừng, Đông trùng hạ thảo… Các thảo dược này có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn, virus, do sức đề kháng kém gây ra. Viên uống này có tác dụng ức chế sự xâm nhập, phát triển của các virus gây bệnh, trong đó có virus dạng ARN (gây ra các bệnh như cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi, sốt virus, sốt phát ban), sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể và rút ngắn thời gian điều trị bệnh do virus. Nhờ tác dụng hiệp đồng của các dược liệu gồm hỗn hợp Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương được bào chế dưới dạng hạt có kích thước nanomet có tác dụng ức chế mạnh virus. Khi kết hợp với các thành phần khác như Diếp cá, Gừng, Hoa Hòe, Ma đề, Hoàng cầm, Kế sữa và Đông trùng hạ thảo sẽ có tác dụng hỗ trợ cải thiện, giảm nhẹ các bệnh do virus gây ra, đặc biệt các virus có hệ gen là ARN.