Triệu chứng nhận biết trẻ mắc sởi và hướng điều trị an toàn

91

Bệnh sởi ở trẻ em có khả năng lây lan nhanh và dễ bùng phát thành dịch bệnh nếu không nhận biết triệu chứng và điều trị đúng cách, kịp thời.

Bệnh sởi còn được dân gian gọi là ban đỏ, một bệnh truyền nhiễm cấp tính qua đường hô hấp và thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn chưa được tiêm vacxin phòng sởi. Thời điểm bệnh xuất hiện hàng năm là lúc giao mùa, nắng mưa thất thường.

Triệu chứng nhận biết trẻ mắc sởi

Triệu chứng nhận biết trẻ mắc sởi

Cha mẹ có thể nhận biết bệnh sởi của trẻ qua dấu hiệu, triệu chứng điển hình ở các giai đoạn bệnh:

Giai đoạn ủ bệnh

Trẻ bị nhiễm virus sởi sẽ không khởi phát ngay lập tức mà phải trải qua thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ 12 đến 14 ngày, có trường hợp lên đến 21 ngày. Trong giai đoạn này, các triệu chứng của bệnh chưa xuất hiện rõ ràng.

Giai đoạn khởi phát

Giai đoạn khởi phát hay còn gọi là giai đoạn viêm long đường hô hấp, thường kéo dài từ 2 – 4 ngày. Giai đoạn này thường thấy trẻ có các triệu chứng sốt từ nhẹ đến cao, viêm kết mạc và đỏ mắt, xuất tiết mũi họng, chảy nước mắt và nước mũi nhiều, ho, hạch ngoại biên sưng, tiêu lỏng và biếng ăn. Đặc biệt, trẻ sẽ xuất hiện dấu hiệu Koplik, những hạt trắng nhỏ như hạt vừng trên niêm mạc miệng sau khoảng 2 ngày sốt cao và tình trạng này kéo dài trong khoảng 12 – 14 giờ.

Giai đoạn toàn phát

Giai đoạn toàn phát hay còn gọi là giai đoạn phát ban, thường kéo dài khoảng 4 – 6 ngày, sẽ thấy sự xuất hiện của các vết ban đỏ lan rộng ra khắp cơ thể. Ban đỏ do sởi gây ra sẽ xuất hiện bắt đầu từ phía sau tai, sau gáy, trán, rồi lan dần xuống cổ, thân mình, ngực, lưng, tứ chi và cả lòng bàn tay, lòng bàn chân. Vết ban đỏ có thể mọc thành từng đốm nhỏ hoặc lan rộng ra, kết hợp thành từng đám lớn có kích thước từ 3mm – 6mm. Thân nhiệt của trẻ dần giảm khi phát ban toàn thân.

Giai đoạn toàn phát khi trẻ phát sởi

Giai đoạn hồi phục

Giai đoạn này còn gọi là giai đoạn bay ban, lúc này trẻ thường đã hết sốt, các vết ban sẽ tồn tại đến ngày thứ 6 kể từ ngày bắt đầu phát ban, sau đó sẽ nhạt dần, chuyển sang màu xám, bong vảy phấn sẫm màu, rồi từ từ biến mất, để lại vết thâm như vằn hổ trên vùng da phát ban. Cha mẹ có thấy trẻ có hiện tượng lột da. Trường hợp nếu ban đỏ biến mất nhưng trẻ vẫn còn sốt, có thể bệnh đã biến chứng thành các bệnh trạng nguy hiểm hơn thì cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Mách cha mẹ cách điều trị hiệu quả, an toàn khi trẻ mắc sởi

Đến nay chưa có thuốc đặc trị bệnh sởi, khi trẻ mắc sởi thì chủ yếu là điều trị các triệu chứng như hạ sốt khi trẻ sốt cao, bù nước và kết hợp với chế độ chăm sóc, dinh dưỡng để trẻ chóng hồi phục. Cha mẹ cần chú ý thực hiện các biện pháp sau:

  • Nếu trẻ sốt trên 38.5 độ C, cha mẹ hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc hạ sốt có liều lượng phù hợp với trẻ và chỉ cho trẻ uống theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vệ sinh thân thể, thay quần áo cho trẻ hàng ngày và giữ vệ sinh phòng ở thông thoáng vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với trẻ khác để tránh lây lan và nguy cơ bùng phát dịch.
  • Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, với trẻ nhỏ đang bú mẹ nên tiếp tục bú mẹ, nếu trẻ đã ăn dặm và lớn hơn thì nên chế biến thức ăn mềm, dễ tiêu, nấu chín kỹ, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Lưu ý thức ăn cho trẻ cần phải được nấu chín kỹ và đảm bảo vệ sinh.
  • Nên bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất đặc biệt là vitamin A. Theo WHO việc bổ sung vitamin A có thể giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng ảnh hưởng đến mắt như loét giác mạc và mù mắt cũng như giảm tỷ lệ tử vong do bệnh sởi.
  • Nên nhỏ mắt bằng nước muối loãng 0,9% 3 lần/ngày.

Cùng với các biện pháp này thì cha mẹ có thể cho trẻ từ 3 tuổi trở lên mắc sởi dùng thêm viên uống thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh sởi nhanh khỏi và tránh biến chứng. Viên uống này có chứa các thảo dược quen thuộc, an toàn cho người dùng gồm Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương, Diếp cá, Gừng, Hoa Hòe, Mã đề, Hoàng cầm, Kế sữa và Đông trùng hạ thảo… sẽ có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn, virus, do sức đề kháng kém gây ra. Đồng thời có tác dụng ức chế sự xâm nhập, phát triển của các virus gây bệnh, trong đó có virus dạng ARN là nguyên nhân gây ra các bệnh như cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi, sốt virus, sốt phát ban. Trong đó hỗn hợp Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương được bào chế dưới dạng hạt có kích thước nanomet có tác dụng hiệp đồng giúp ức chế mạnh virus. Khi kết hợp với các thành phần khác như Diếp cá, Gừng, Hoa Hòe, Mã đề, Hoàng cầm, Kế sữa và Đông trùng hạ thảo sẽ có tác dụng hỗ trợ cải thiện, giảm nhẹ các bệnh do virus gây ra, đặc biệt các virus có hệ gen ARN. Viên uống còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể.

Cha mẹ cần theo dõi cẩn thận các triệu chứng, diễn biến bệnh sởi ở trẻ, nếu thấy triệu chứng của bệnh không có dấu hiệu giảm nhẹ, ngày càng tồi tệ hơn hay trẻ sốt cao kéo dài, hệ miễn dịch suy giảm nghiêm trọng thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị tích cực ngay lập tức.