Tăng cường hệ miễn dịch, cơ thể được bảo vệ tốt thế nào

322

Cơ thể bạn sẽ được hệ miễn dịch bảo vệ trước sự xâm nhập của vi khuẩn, ký sinh trùng, virus… Nên tăng cường hệ miễn dịch là cần thiết với tất cả mọi người. Bí quyết tăng cường hệ miễn dịch sẽ được chia sẻ trong nội dung dưới đây.

  1. Hệ miễn dịch là gì?

Hệ miễn dịch là một mạng lưới các tế bào, mô, protein và các cơ quan đặc biệt phối hợp với nhau để bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng…  và giúp hồi phục các tế bào tổn thương. Khi hệ miễn dịch hoạt động bình thường, bạn không biết nhưng nếu hệ miễn dịch suy yếu bạn rất dễ bị nhiễm bệnh…

Hệ miễn dịch được chia thành 2 loại: Miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích ứng. Miễn dịch bẩm sinh có từ khi bạn sinh ra, là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại các bệnh nhiễm trùng. Khi phát hiện nhiễm trùng, phản ứng bẩm sinh của cơ thể là nhanh chóng cố gắng loại bỏ kẻ xâm lược bằng cách sản xuất thêm dịch nhầy hoặc làm tăng thân nhiệt. Miễn dịch thích ứng hình thành trong quá trình sống khi bạn tiếp xúc với bệnh tật hoặc được bảo vệ chống lại chúng bằng vắc – xin. Hệ thống thích ứng phát hiện ra tác nhân gây bệnh và tiết ra kháng thể để tiêu diệt, loại bỏ tác nhân. Khi có sự xâm nhập của tác nhân bên ngoài, miễn dịch bẩm sinh sẽ ngăn chặn bệnh phát triển còn miễn dịch thích ứng sẽ  xác định các kháng thể cần thiết và sản xuất kháng thể với số lượng cần thiết để tiêu diệt tác nhân gây bệnh.

  1. Vai trò của hệ miễn dịch khi “đối mặt” các bệnh do virus

Hệ miễn dịch có vai trò là hệ thống phòng thủ của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, ký sinh trùng và virus. Nên đầu tiên là hệ miễn dịch sẽ tạo rào cản ngăn chặn mầm bệnh hoặc kháng nguyên lạ xâm nhập. Trong trường hợp các tác nhân gây bệnh như virus đã vượt qua hàng rào này thì hệ miễn dịch sẽ sản sinh ra các tế bào bạch cầu, các hóa chất và protein để tấn công tác nhân gây bệnh. Hệ miễn dịch sẽ làm mọi cách tìm ra cà loại bỏ kháng nguyên trước khi chúng bắt đầu phân chia. Nếu trong trường hợp thất bại thì hệ miễn dịch sẽ tăng cường hoạt động mạnh mẽ hơn nữa để kìm hãm, không để cho mầm bệnh phát triển.

  1. Cách tăng cường hệ miễn dịch giúp tránh các bệnh do virus

  • Chế độ dinh dưỡng cân bằng

Một chế độ ăn uống cân bằng và ăn đủ lượng chất dinh dưỡng sẽ giúp duy trì chức năng miễn dịch bình thường. Ngoài các nhóm chất cơ bản là chất béo, chất đạm, tinh bột, thì các vitamin và khoáng chất cũng giữ vai trò rất quan trọng để có hệ miễn dịch mạnh khỏe.

Vitamin A, C, D và  các khoáng chất  như kẽm giữ vai trò trong hoạt động của hệ miễn dịch. Ví dụ như thiếu kẽm – có thể góp phần gây ra các bệnh mãn tính và đã được chứng minh là có tác động tiêu cực đến cách hệ miễn dịch phản ứng với các chứng viêm ở người lớn tuổi. Hay vitamin D sẽ kích hoạt các tế bào T có thể xác định và tấn công các tế bào ung thư và bảo vệ chống lại ung thư đại trực tràng ở một số người. Vitamin D cũng được chứng minh là làm giảm nhiễm trùng đường hô hấp ở người cao tuổi.

  • Ăn nhiều các chế phẩm tăng cường hệ miễn dịch

Những thực phẩm như sữa chua, kefir, atisô, nấm, măng tây, dưa muối…  là các chế phẩm giúp duy trì hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, nhờ đó  có thể thúc đẩy sản xuất kháng thể tự nhiên và tối ưu hóa phản ứng miễn dịch của cơ thể chống lại virus.

  • Ăn nhiều chất xơ

Bạn có thể tìm thấy chất xơ trong các loại trái cây, rau, quả hạch, các loại hạt… và đây đều là nguồn dinh dưỡng phong phú, chứa chất chống oxy hóa có thể giúp cơ thể chống lại các mầm bệnh có hại. Chất xơ trong thực phẩm thực vật sẽ  nuôi dưỡng hệ vi sinh vật trong đường ruột hoặc vi khuẩn lành mạnh trong ruột. Nhờ đó giúp cải thiện khả năng miễn dịch và giúp ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể thông qua đường tiêu hóa.

  • Ăn nhiều chất béo lành mạnh

Các chất béo lành mạnh có trong dầu ô liu và cá hồi có thể giúp cơ thể giảm viêm khi cơ thể phản ứng miễn dịch với mầm bệnh. Dầu ô liu có tính kháng viêm cao và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim và tiểu đường type 2. Ngoài ra, đặc tính chống viêm của loại dầu này có thể giúp cơ thể chống lại vi khuẩn và vi rút gây bệnh. Axit béo omega 3 có trong cá hồi cũng có khả năng chống viêm.

  • Hạn chế ăn đường

Ăn nhiều đường dễ làm béo phì , mắc bệnh tim mạch… làm suy yếu hệ miễn dịch. Vì thế hàng ngày bạn chỉ nên duy trì lượng đường dưới 5% lượng calo hàng ngày, tương đương với khoảng 2 muỗng canh (25 gram) đường cho một người có chế độ ăn khoảng 2.000 calo/ngày.

  • Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc không chỉ giúp cơ thể có thời gian nghỉ ngơi mà còn giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh, giúp ngăn ngừa bệnh và giúp cơ thể phục hồi nhanh. Mỗi ngày bạn nên ngủ từ 7 – 8 tiếng.

  • Tập thể dục

Tập thể dục sẽ giúp thúc đẩy lưu thông máu hiệu quả, giữ cho các tế bào của hệ miễn dịch vận động để thực hiện vai trò của mình hiệu quả. 20 phút tập thể dục ở cường độ vừa phải sẽ kích thích hệ miễn dịch, từ đó tạo ra phản ứng tế bào chống viêm. Cũng theo các chuyên gia bạn chỉ nên duy trì tập thể dục ở cường độ vừa phải, nếu tập ở cường độ cao có thể ức chế hệ thống miễn dịch.

  • Uống đủ nước

Uống đủ nước hàng ngày giúp cho hoạt động của cơ thể. Bạn không bị thiếu nước và cơ thể có thể loại bỏ độc tố ra ngoài bằng nước tiểu, góp phần làm cơ thể khỏe mạnh.

  • Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng kéo dài sẽ thúc đẩy quá trình viêm, cũng như mất cân bằng chức năng tế bào miễn dịch. Nếu trẻ em bị căng thẳng kéo dài có thể ức chế phản ứng miễn dịch. Bạn có thể chọn nghe nhạc, tập thể thao, tụ tập bạn bè… để giảm căng thẳng, stress.

  • Tăng cường vận động ngoài trời

Ra ngoài dưới ánh sáng mặt trời có thể có lợi cho hệ miễn dịch. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ánh sáng mặt trời cung cấp năng lượng cho các tế bào T chống nhiễm trùng, đóng vai trò quan trọng trong khả năng miễn dịch. Ánh sáng xanh có trong tia nắng mặt trời khiến tế bào T di chuyển nhanh hơn, điều này có thể giúp chúng đến vị trí nhiễm trùng và phản ứng nhanh hơn.

  1. Dùng TPCN để tăng cường hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch giữ vai trò quan trọng như vậy nên việc tăng sức đề kháng nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể là rất cần thiết và quan trọng nhất là trong thời điểm như hiện nay có nhiều loại virus gây bệnh và biến đổi phức tạp, lây lan nhanh, dễ chuyển thành dịch…

Cùng với việc tăng khả năng miễn dịch bằng các cách chia sẻ trên thì bạn cũng có thể chọn chế phẩm để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch. Chế phẩm giúp tăng sức đề kháng an toàn và hiệu quả phải kể đến phức hợp XTDcomplex gồm Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương và các thành phần khác như Diếp cá, Gừng, Mã đề, Hoàng cầm… Trong đó XTDcomplex được bào chế dưới dạng hạt có kích thước nanomet, có nhiều tác dụng nhờ các thành phần, cụ thể là:

Xuyên tâm liên (Andrographis paniculata) giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh cảm cúm như mệt mỏi, sổ mũi, sốt, đau họng và nhức đầu. Các hoạt chất như tanin, glucozit đắng (androgaphiolide, neoandrographiolide) trong Xuyên tâm liên có tính kháng khuẩn,chống viêm giúp giảm nhanh triệu chứng và rút ngắn thời gian điều trị bệnh cảm cúm, viêm màng não, cúm gà và sốt xuất huyết.

Thanh hao hoa vàng (Artemisia annua L) có tác dụng hạ áp, hạ nhiệt và ức chế nấm ngoài da. Chất tinh dầu có tác dụng làm giảm ho, hóa đờm, hạ cơn hen, có tác dụng bảo hộ và điều tiết khả năng miễn dịch của cơ thể.

Đinh hương (Flos caryophyllata, Eugenia caryophyllata, Syzygium aromaticum) chứa các hoạt chất có hoạt tính sinh học như eugenol, acetyl eugenol, eugenyl acetate, eugenol và β-caryophyllene là những chất phytochemical quan trọng nhất trong dầu đinh hương. Về mặt dược lý, S. aromaticum đã được chứng minh về tác dụng giảm đau, chống oxy hóa, chống ung thư, kháng khuẩn, kháng virus, trong đó eugenol đã được chúng minh có tác dụng ức chế mạnh đối với RNA-virus, như virus cúm SARS-Cov-2.

Phức hợp XTDcomplex này khi kết hợp với các thành phần khác trong chế phẩm sẽ giúp tăng sức đề kháng và hỗ trợ ức chế sự xâm nhập, phát triển của virus, giảm nguy cơ mắc các bệnh do virus cũng như rút ngắn thời gian điều trị, giảm nhẹ các triệu chứng bệnh do virus, thích hợp để bạn lựa chọn sử dụng tăng sức đề kháng và nâng cao khả năng hệ miễn dịch của cơ thể.