Phác đồ điều trị sởi Bộ Y tế: Hướng dẫn chăm sóc tại nhà và tại viện

244

Sởi là một bệnh lý cấp tính, dễ lây lan và bùng phát thành ổ dịch. Đặc biệt với những người có đề kháng kém, bệnh có thể diễn tiến rất nặng và gây ra những biến chứng về sau. Tìm hiểu phác đồ điều trị sởi Bộ Y tế hướng dẫn để biết cách xử lý hiệu quả. 

1. Hiểu đúng về bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, do virus sởi thuộc họ Paramyxoviridae gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ hoặc người lớn chưa được tiêm phòng sởi, hoặc đã tiêm nhưng chưa được tiêm nhắc lại. 

Bệnh sởi có đặc trưng là sốt, viêm long đường hô hấp và phát ban, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, như tiêu chảy, viêm phổi, viêm giác mạc, thậm chí viêm não, tử vong. 

2. Chẩn đoán bệnh

Thông thường, việc chẩn đoán bệnh sởi sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng. Cụ thể:

a) Lâm sàng

– Với thể điển hình: 

Người bệnh sẽ trải qua 4 giai đoạn chính gồm ủ bệnh (10-14 ngày), khởi phát (2-4 ngày), toàn phát (2-5 ngày) và hồi phục. 

+ Giai đoạn khởi phát, người bệnh có thể sốt cao, viêm long đường hô hấp trên, viêm kết mạc, có thể viêm thanh quản cấp và có hạt Koplik ở niêm mạc miệng. 

+ Giai đoạn toàn phát, người bệnh thường sốt cao, phát ban từ sau tai, gáy, trán, mặt, cổ và dần lan đến thân mình cùng tứ chi, nốt ban hồng dát sẩn, biến mất khi căng da bằng hai ngón. Khi ban mọc hết toàn thân thì thân nhiệt giảm dần. 

+ Giai đoạn hồi phục: nốt ban chuyển dần thành màu xám, bong vảy. Cơ thể dần hồi phục nếu không bị biến chứng, cơn ho kéo dài thêm 1-2 tuần. 

– Thể không điển hình

Khác với thể điển hình, thể không điển hình chỉ sốt nhẹ, thoáng qua, viêm long đường hô hấp nhẹ, phát ban ít do có đề kháng và thể trạng tốt. Hoặc có thể là người bệnh bị sốt cao liên tục, ban không điển hình, tứ chi bị phù nề, có thể viêm phổi nặng và đau mỏi toàn thân. 

b) Cận lâm sàng

Bên cạnh dựa vào các dấu hiệu, triệu chứng, người bệnh cũng cần phải làm những xét nghiệm cơ bản để có chẩn đoán chính xác, như:

– Công thức máu: người bị sởi thường giảm bạch cầu, lympho, tiểu cầu. 

– X quang phổi có thể có tổn thương, viêm phổi kẽ

– Xét nghiệm huyết thanh tìm kháng thể

c) Chẩn đoán xác định

Sau khi xét nghiệm, người bệnh sẽ được chẩn đoán là mắc sởi nếu có những đặc điểm sau:

– Yếu tố dịch tễ: Có tiếp xúc với người mắc bệnh, hoặc có người trong gia đình hay trên địa bàn sinh sống mắc bệnh. 

– Triệu chứng lâm sàng: sốt, viêm long đường hô hấp, phát ban

– Xét nghiệm: có kháng thể IgM với virus sởi.

d) Chẩn đoán phân biệt

Sởi cũng rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý phát ban khác, do đó cần chú ý những dấu hiệu đặc trưng để dễ dàng phân biệt:

– Rubella: phát ban không trình tự, có hạch cổ, ít viêm long đường hô hấp

– Nhiễm enterovirus: có nốt phỏng, phát ban không trình tự kèm rối loạn tiêu hóa. 

– Ban dị ứng: Có kèm ngứa, tăng bạch cầu ái toan

– Bệnh Kawasaki: sốt cao khó hạ, hạch cổ, môi lưỡi đỏ, phát ban không trình tự. 

– Bệnh phát ban mùa xuân trẻ em: 6 tháng đến 2 tuổi, khởi đầu là nhiễm khuẩn rồi có biểu hiện thần kinh, sau khi hết sốt thì ban mới mọc

e) Biến chứng

Trong giai đoạn toàn phát, một số cơ quan có thể bị nhiễm khuẩn hay virus tấn công mạnh, gây biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, lao tiến triển, viêm loét hoại tử miệng, tiêu chảy, viêm kết-giác mạc, viêm cơ tim, viêm màng não cấp tính hoặc viêm màng não sau mắc sởi nhiều năm. 

Với trẻ em có thể bị suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, viêm loét giác mạc gây mù lòa,… và thậm chí cả tử vong. Ngoài ra, phụ nữ mang thai bị sởi có thể bị sảy thai, thai chết lưu, đẻ non hoặc thai nhiễm sởi tiên phát.

3. Nguyên tắc điều trị

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị sởi, người bệnh thường chủ yếu được điều trị hỗ trợ, điều trị biến chứng và điều trị tăng cường sức đề kháng. 

a) Tăng cường đề kháng: 

Sởi hiện nay chưa có thuốc đặc trị, do đó đề kháng cơ thể rất quan trọng. Đề kháng khỏe thì sởi nhẹ, nhanh khỏi, không biến chứng chuyển nặng. Ngược lại đề kháng yếu thì sởi nặng, kéo dài và lâu khỏi hơn. 

Do đó, cần chủ động tăng cường đề kháng cho cơ thể, ưu tiên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, vừa giúp tăng cường đề kháng đồng thời giúp ức chế virus, vi khuẩn để đạt hiệu quả nhanh chóng, mạnh mẽ nhất. 

Hiện nay trên thị trường có sản phẩm Vinhgia Devir được nghiên cứu bởi các nhà khoa học Viện Hàn Lâm, bào chế từ các thảo dược quý như Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ, Đông trùng hạ thảo,… 

Theo các chuyên gia, sử dụng sớm nhất có thể, ngay trong 3 ngày đầu xuất hiện triệu chứng, Vinhgia Devir không chỉ giúp tăng cường đề kháng toàn diện mà còn hỗ trợ ức chế và tiêu diệt virus gây bệnh. Nhờ đó giúp bệnh nhẹ, nhanh khỏi, tránh nguy hiểm nhập viện. An toàn nhờ thành phần 100% thảo dược, có thể an tâm dùng. Hiệu quả đã được nghiên cứu, chứng minh. 

b) Điều trị hỗ trợ: 

Tăng cường dinh dưỡng, vệ sinh da – mắt – miệng họng. Nếu sốt, nên lau người bằng nước ấm, chườm mát hoặc dùng Paracetamol lúc sốt cao. Nhớ bổ sung đủ nước và điện giải cho cơ thể. Đặc biệt, không quên bổ sung vitamin A nếu có dấu hiệu thiếu, theo chỉ định của bác sĩ điều trị. 

c) Điều trị biến chứng: 

+ Người bệnh được điều trị kháng sinh khi có nhiễm khuẩn. 

+ Trường hợp viêm màng não cấp tính, cần tích cực điều trị duy trì chức năng sống. Người bệnh sẽ được kê thuốc chống co giật (Phenobarbital hoặc Diazepam), thông đường thở để chống suy hô hấp,… Với những bệnh nhân có rối loạn ý thức có thể được dùng Dexamethasone. Ngoài ra, có thể dùng thêm immunoglobulin nếu có điều kiện. 

Liên hệ 1900.1259 – 0896.509.509 để được hướng dẫn bởi chuyên gia.