Phác đồ điều trị bệnh đau mắt đỏ

245

Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc là một bệnh lý viêm do nhiễm trùng xảy ra tại màng trong suốt lót phần mí mắt trên lẫn dưới đồng thời bao phủ lòng trắng mắt (kết mạc mắt). Nguyên nhân chính thường là vi khuẩn, virus hoặc có thể do dị ứng. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có cách điều trị phù hợp.

Đau mắt đỏ chữa như thế nào?

Khi đau mắt đỏ, bạn không nên tự điều trị, cần đến khám ngay với bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám và chẩn đoán, điều trị vì có những trường hợp đau mắt đỏ do viêm loét giác mạc, viêm màng bồ đào, viêm nội nhãn …

Tùy vào nguyên nhân gây đau mắt đỏ, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp:

Đau mắt đỏ do virus

Hiện nay với nguyên nhân này vẫn chưa có thuốc đặc trị. Do đó, cách điều trị chủ yếu là vệ sinh mắt hàng ngày bằng thuốc nhỏ nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% cùng nước nhỏ mắt nhân tạo, kết hợp chủ động tăng cường sức đề kháng, cùng các biện pháp hỗ trợ khác. Việc rửa sạch mắt liên tục như vậy có thể giúp giảm các triệu chứng đáng kể.

Bên cạnh đó, chủ động tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cũng rất quan trọng, đặc biệt là với những người có sức đề kháng kém như trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú, người có bệnh nền. Khi đề kháng khỏe, các triệu chứng bệnh chỉ nhẹ, ít khó chịu, nhanh hồi phục hơn, đồng thời tránh biến chứng nguy hiểm, giảm sự lây lan cho người xung quanh. 

Hiện nay trên thị trường có sản phẩm Vinhgia Devir bào chế hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên như Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ, giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng toàn diện (vừa tăng miễn dịch thể dịch, vừa tăng miễn dịch tế bào), hỗ trợ ức chế và giảm tải lượng virus, vi khuẩn. Sử dụng sớm ngay khi có thể, nhất là khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đau mắt đỏ sẽ giúp giảm khó chịu, giảm nhẹ bệnh, hồi phục sớm, có thể chỉ điều trị ngắn ngày, ngăn biến chứng nguy hiểm, giảm sự lây lan cho người thân bạn bè. Đặc biệt, hiệu quả và độ an toàn của sản phẩm đã được nghiên cứu, chứng minh, do đó có thể an tâm dùng. 

Đau mắt đỏ do vi khuẩn

Thuốc kháng sinh là thuốc điều trị đầu bảng cho trường hợp này. Bên cạnh kháng sinh, người bệnh có thể được dùng thêm cả kháng viêm để giảm ngứa ngáy khó chịu ở mắt. Người bệnh vẫn cần phải vệ sinh mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Ngoài ra, cần chủ động tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất. 

Đau mắt đỏ do dị ứng

Bên cạnh vệ sinh mắt, người bệnh cần dùng thuốc nhỏ mắt chuyên dụng như kháng histamin, nước mắt nhân tạo, thuốc kháng viêm steroid,.. giúp giảm triệu chứng sưng, ngứa, đỏ mắt,… Chú ý tìm ra nguyên nhân gây dị ứng và tránh nguyên nhân đó, đồng thời chủ động tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, để giảm nhanh các triệu chứng gặp phải để nhanh chóng hồi phục bình thường. 

Các biện pháp điều trị hỗ trợ cho người đau mắt đỏ

Bên cạnh điều trị theo phác đồ nêu trên, người bệnh có thể kết hợp thêm các phương pháp sau:

Chườm ấm

Đắp một chiếc khăn ấm và ẩm lên mắt trong vài phút có thể cải thiện triệu chứng đau mắt đỏ. Cách thực hiện rất đơn giản:

  • Ngâm khăn sạch vào nước ấm rồi vắt khô.
  • Đắp miếng vải ẩm lên mắt và để nguyên cho đến khi nguội.
  • Lặp lại hành động này nhiều lần trong ngày và thường xuyên nếu bạn thấy triệu chứng cải thiện.

Lưu ý: Sử dụng khăn sạch để tránh lây nhiễm. Sử dụng khăn lau khác nhau cho mỗi mắt trong trường hợp bị đau mắt đỏ ở cả 2 mắt.

Chườm lạnh

Trường hợp biện pháp chườm nóng không cải thiện triệu chứng đau mắt đỏ, người bệnh có thể áp dụng chườm lạnh và ngược lại. Hãy dùng khăn sạch ngâm nước lạnh đã vắt khô đắp lên mắt giúp làm dịu, giảm sưng. Người bệnh lặp lại nhiều lần trong ngày. Chỉ nên áp dụng ở nhiệt độ vừa phải, tránh để khăn quá lạnh sẽ khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Mặc dù đau mắt đỏ thường tự khỏi chỉ cần vệ sinh và chăm sóc mắt đúng cách. Tuy nhiên nếu kèm theo các trường hợp sau, bạn cần đến bác sĩ để được thăm khám như người có hệ miễn dịch kém, trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người có bệnh tiền sử về mắt như: viêm bờ mi, đục thủy tinh thể, viêm túi lệ,… Đây là những đối tượng dễ tiến triển nặng thành biến chứng, phải điều trị kéo dài, nguy cơ hậu di chứng cao.

Bạn cũng cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu sau:

  • Mắt tiết dịch màu xanh lá hoặc vàng.
  • Mắt đau, giảm thị lực, nhạy cảm với ánh sáng
  • Sốt, lạnh, nhức mỏi, phát ban.
  • Các triệu chứng đau mắt đỏ kéo dài hơn 1 tuần.
  • Ở trẻ em, cần thận trọng nếu có dấu hiệu sốt. Đôi khi đau mắt đỏ cũng là một trong số các triệu chứng của bệnh sởi.

Liên hệ tổng đài miễn cước 1800.55.88.89 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư songkhoe@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp.