Lời khuyên cho người không may có triệu chứng nghi ngờ bị Covid 19 và cách điều trị hiệu quả!

175

Về việc bùng phát trở lại dịch Covid, chúng ta có thể thấy số ca mắc bệnh được công bố có thể chưa phải là con số thực tế, bởi nhiều người không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ giống cúm nên dễ bỏ sót. 

Vì sao xuất hiện làn sóng Covid mới?

Theo bác sĩ Vũ Văn Lực – Nguyên bác sĩ đa khoa bệnh viện Hà Thành cho biết “Virus Sarcov2 là một virus ARN, biến chủng và biến thể liên tục. Hơn nữa kháng thể đã có sau lần nhiễm trước đó không còn đáp ứng hiệu quả với biến thể mới mắc. Trong khi đó, hiệu lực bảo vệ của vacxin phòng Covid cũng không bền vững, kể cả khi tiêm đủ các liều cơ bản thì miễn dịch sẽ được giảm trong vài tháng.”

Thực tế, phần lớn người dân đã được tiêm từ rất lâu, khả năng phòng bệnh suy giảm, hơn nữa hiện nay mọi người cũng đã làm quen dần và chấp nhận sống chung cùng Covid, cũng khá xem nhẹ việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Do vậy, nguy cơ tái mắc cao, khi mắc phải thì bị nặng, kéo dài, rất dễ gặp nguy hiểm, việc điều trị cũng tốn kém nhiều. 

Theo thống kê gần đây cho biết, các biến chủng phổ biến hiện nay là các biến chủng phụ của Omicron, các triệu chứng của biến thể mới khá giống các biến thể phụ của Omicron trước đây. Trong đó bao gồm các triệu chứng cảm cúm điển hình như sốt, ho, nghẹt mũi, khó thở, và mất vị giác, khứu giác vẫn có thể xảy ra trong một số trường hợp nhưng ít gặp hơn nhiều. 

Dấu hiệu nào nên nghi ngờ bị nhiễm Covid?

Các chuyên gia cho biết, các triệu chứng điển hình của chủng biến thể mới bao gồm sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, đau cơ hoặc đau toàn thân, đau họng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Các triệu chứng này có thể kéo dài khoảng 5-7 ngày tùy từng người. Các triệu chứng do khó thở, thiếu oxy, suy hô hấp có thể thấy ở những bệnh nhân mắc bệnh nặng. 

Tuy nhiên cũng có những điểm khác biệt, như ở người lớn thì thấy cảm giác mất ngủ nặng hơn, kèm theo các triệu chứng rối loạn thần kinh, rối loạn tâm thần. Ở trẻ nhỏ thì thấy có hiện tượng dính kèm nhèm ở mắt, ngứa mắt. 

Vậy điều trị Covid 19 khi mắc biến thể mới có gì khác biệt?

Hiện nay, việc điều trị Covid 19 đúng là không khác biệt với điều trị cảm cúm. Người bệnh cần điều trị triệu chứng, kết hợp với tăng cường sức đề kháng và chăm sóc hỗ trợ. Khi sốt trên 38,5 độ C, người bệnh cần dùng hạ sốt Paracetamol với liều 1,5mg/kg cân nặng/ mỗi 6 giờ. Có thể dùng thêm các thuốc giảm ho, long đờm, xịt mũi xịt họng,.. khi đau rát họng, sổ mũi, ngạt mũi,… 

Thêm vào đó, chủ động tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cũng rất quan trọng. Đề kháng khỏe thì các triệu chứng nhẹ, nhanh khỏi, không biến chứng chuyển nặng, phục hồi bình thường sớm, ngừa hậu di chứng về sau. Ngược lại đề kháng kém thì rất dễ chuyển nặng, biến chứng nặng và hậu di chứng nguy hiểm. 

Hiện nay trên thị trường có sản phẩm Vinhgia Devir, được bào chế hoàn toàn từ thảo dược Việt như Thanh hao hoa vàng, xuyên tâm liên, đinh hương, hoàng cầm, sài hồ,… Đây là những thảo dược có tác dụng ức chế virus vi khuẩn rất tốt, được dùng nhiều trong các bài thuốc phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh do virus ngay từ xưa. 

Hiện nay qua các nghiên cứu khoa học cũng đã kiểm chứng được hiệu quả, giúp tăng cường sức đề kháng toàn diện (vừa tăng miễn dịch thể dịch, vừa tăng miễn dịch tế bào) đồng thời ức chế virus, vi khuẩn, giảm các triệu chứng sốt, ho, đờm hiệu quả. Khi đề kháng được tăng cường, khả năng chống lại virus, vi khuẩn được tăng cao, nhờ đó giảm tải lượng virus trong cơ thể, giúp nhẹ triệu chứng, bệnh nhanh khỏi, ngăn biến chứng chuyển nặng phải nhập viện. Không chỉ vậy đề kháng khỏe cũng giúp việc hồi phục tốt hơn, ngăn để lại hậu di chứng sau khỏi bệnh. 

Dinh dưỡng và sinh hoạt cho người nhiễm Covid

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cũng rất quan trọng. Người nhiễm Covid cần uống nhiều nước ấm trong ngày. Không nên uống những nước gây kích thích thần kinh và tiêu hóa như trà, cà phê,… 

Chế độ ăn cũng được chú ý kĩ càng, người bệnh cần được ăn cháo loãng, nấu chín kỹ và mềm nhừ để tiêu hóa tốt. Không cần và không nên ăn nhiều thức ăn giàu đạm (thịt cá tôm cua…) trong thời gian bệnh nhân đang mệt, khó thở, ho nhiều…

Ngoài ra, người bệnh cần ngủ càng nhiều càng tốt, hoặc không ngủ thì nằm nghỉ ngơi. Phòng ở phải được giữ gìn vệ sinh, thoáng khí. 

Liên hệ 1800.55.88.89 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư songkhoe@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp. Theo dõi Youtube Bác sĩ Vinh Gia hoặc Fanpage Bác sĩ Vinh Gia – Tư vấn bệnh hô hấp, bệnh virus, vi khuẩn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác.