Đối với một số người, cảm cúm có thể chỉ gây phiền toái đôi chút. Tuy nhiên với những người khác, đặc biệt là nhóm có nguy cơ cao, bị cúm có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe bất lợi. Do đó, người bệnh cần biết không nên làm gì để bệnh nhanh khỏi hơn, trong đó cần tránh một số sai lầm dưới đây.
Những sai lầm khiến bệnh cúm kéo dài không đỡ
1. Uống nhầm thuốc
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh cúm, do đó người bệnh thường được chỉ định các thuốc điều trị triệu chứng để dễ chịu hơn. Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh cúm.
Ngoài ra, nhiều người lại tự ý sử dụng kháng sinh để trị cúm. Thật không may cúm bắt nguồn từ virus, trong khi đó kháng sinh chỉ có tác dụng với bệnh do vi khuẩn, nên sẽ không thực sự hiệu quả khi dùng. Hơn nữa, bạn còn có nguy cơ trở nên kháng thuốc, thời gian hồi phục lâu, bệnh nặng và phải đi viện thường xuyên hơn.
2. Không chủ động tăng cường sức đề kháng
Theo các chuyên gia, đề kháng đóng vai trò quan trọng trong phòng và chữa bệnh. Khi đề kháng được tăng cường, khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh sẽ tốt hơn. Nhờ đó, bệnh cúm thoáng qua, các triệu chứng chỉ nhẹ, nhanh khỏi, không biến chứng trở nặng, người bệnh có thể vẫn sinh hoạt và làm việc bình thường mà không phải nghỉ ở nhà.
Không chỉ vậy, khi đề kháng khỏe, tốc độ hồi phục của người bệnh cũng nhanh chóng hơn, ít ảnh hưởng đến sức khỏe, giảm nguy cơ tái phát hay mắc hậu di chứng sau khi khỏi cúm.
3. Không uống đủ nước
Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh cúm kéo dài lâu ngày không khỏi. Thiếu nước sẽ khiến các dịch đờm tích tụ dẫn tới cảm cúm mãi không khỏi lại càng thêm nghiêm trọng. Do đó, cần bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, khoảng từ 2-3l nước mỗi ngày để làm loãng đờm nhầy trong cổ họng, dễ đẩy ra ngoài hơn.
4. Lạm dụng thuốc xịt tây y
Hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, khó thở là triệu chứng thường gặp khi mắc cúm. Vì vậy nhiều người đã sử dụng thuốc xịt mũi có chứa chất co mạch hoặc corticoid để dễ thở hơn. Tuy nhiên, nếu sử dụng các loại thuốc xịt này trong thời gian dài có thể gây tác dụng ngược, do lớp niêm mạc ở mũi bị kích thích mạnh nhiều lần, bị sưng và mẫn cảm hơn, dễ nhờn thuốc và chảy nước mũi liên tục
Phải làm sao để cúm nhanh khỏi và ít tái lại?
Khi thấy các dấu hiệu bệnh cúm, người bệnh có thể uống thuốc hạ sốt nếu sốt cao trên 38,5 độ, tránh sử dụng kháng sinh nếu chưa có chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, cần có một chế độ ăn uống đầy đủ chất, luyện tập thể thao hàng ngày và đặc biệt là tăng cường đề kháng cho cơ thể.
Khi mắc bệnh, để tăng cường đề kháng nhanh chóng và mạnh mẽ hơn, người bệnh cần sử dụng thêm các chế phẩm, ưu tiên sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, như Vinhgia Devir của công ty dược phẩm Vinh Gia.
Vinhgia Devir chứa các thảo dược (Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ) cho tác dụng hỗ trợ ức chế virus (đặc biệt là virus cúm), tăng cường đề kháng chuẩn toàn diện (vừa tăng cường miễn dịch thể dịch vừa tăng miễn dịch tế bào), giảm sốt, ho, đờm, được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi viện Công nghệ sinh học – Viện Hàn Lâm khoa học và công nghệ Việt Nam.
Khi bị cúm, hãy dùng ngay Vinhgia Devir tốt nhất là ngay khi có triệu chứng sốt ban đầu, sẽ giúp giảm mức độ và thời gian bị sốt, đồng thời cải thiện các triệu chứng cúm khác. Nhờ đó người bệnh nhanh hồi phục sức khỏe, không bị chuyển nặng, biến chứng phải làm phiền bác sĩ.
Trong quá trình chăm sóc tại nhà, nếu có dấu hiệu bất thường cần đến bệnh viện ngay để có phương pháp điều trị kịp thời.
Với những người hay mắc cúm, nguyên nhân chính là do sức đề kháng yếu, do đó việc dùng Vinhgia Devir đề tăng đề kháng, phòng ngừa tái phát cúm là rất cần thiết và hiệu quả.
Tìm hiểu thêm thông tin vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1800.55.88.89 (miễn cước) hoặc gửi câu hỏi về hòm thư songkhoe@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp.