Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi ở người lớn và cách điều trị hiệu quả

239

Sởi thường xuất hiện phổ biến ở trẻ em, tuy nhiên người lớn vẫn hoàn toàn có khả năng mắc bệnh. Thậm chí, khi mắc phải, người lớn có rất dễ trở nên nặng, gặp biến chứng nguy hiểm hơn. 

1. Bệnh sởi ở người lớn là gì?

Bệnh sởi ở người lớn cũng như trẻ em, được xem là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm lây qua đường tiếp xúc thông thường. Bệnh do virus thuộc  chi Morbillivirus của họ Paramyxoviridae gây ra. 

Sởi lây lan nhanh, chủ yếu mắc ở trẻ em. Nhưng với người lớn chưa được tiêm phòng, hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa đủ số mũi đều có thể mắc bệnh. Hơn nữa, do tâm lý chủ quan nên khi mắc sởi, người lớn rất dễ gặp các biến chứng nặng và nguy hiểm hơn trẻ nhỏ. 

2. Biểu hiện thường gặp khi người lớn bị sởi

Khi đã bị nhiễm virus sởi, thời gian ủ bệnh sẽ kéo dài trong 7-14 ngày và chưa xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên qua giai đoạn này, các dấu hiệu phổ biến của bệnh sẽ xuất hiện như:

– Sốt cao, mệt mỏi, chán ăn, đau đầu: cơn sốt có thể kéo dài 4-7 ngày.

– Viêm đường hô hấp: đau họng, ho khan, ho không có đờm, ngạt mũi, sổ mũi

– Viêm kết mạc mắt: mắt đỏ, cộm, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, sưng nề mi mắt

– Xuất hiện đốm Koplik với kích thước 0.5 – 1mm, thường mọc trong khoang miệng, niêm mạc má của người bệnh và 2 – 3 ngày sau khi xuất hiện Koplik, cơ thể người bệnh sẽ bắt đầu phát ban

– Nốt phát ban sau 3-4 ngày sốt, mọc trên da theo thứ tự: sau tai, sau gáy, mặt, trán, cổ, rồi lan dần xuống thân mình (ngực, bụng), ra đến tứ chi (tay, chân, gan bàn tay, lòng bàn chân). Cơn sốt giảm thì ban mọc hết toàn thân.

Tuy nhiên khi hạ sốt và phát ban cũng giảm dần, nguy cơ biến chứng vẫn còn nếu người bệnh chủ quan không chăm sóc, điều trị tốt.

3. Bệnh sởi ở người lớn có nguy hiểm không?

Người lớn ít khi mắc sởi, nên khi mắc phải thường khá chủ quan, khiến bệnh nặng và nguy hiểm hơn. 

Biến chứng bệnh sởi ở người lớn thường có dấu hiệu như: đau đầu, co giật, sốt cao đến rất cao, hôn mê hoặc nhẹ hơn là lú lẫn, liệt tứ chi, rối loạn cơ tròn,… Những biến chứng nặng như viêm màng não, viêm phổi, viêm tủy, viêm kết – giác mạc có thể để lại di chứng vĩnh viễn khó phục hồi. Tỷ lệ tử vong khi mắc biến chứng sởi cũng khá cao, khoảng 15%. 

Với phụ nữ, virus sởi có thể gây biến chứng sẩy thai, sinh non hoặc sinh con nhẹ cân, dị tật. Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, nếu mẹ bầu mắc sởi thì tỷ lệ trẻ bị dị tật bẩm sinh có thể lên đến 50%.

Nếu điều trị bệnh nghiêm túc ngay khi bệnh khởi phát, tỷ lệ chữa khỏi cao và nguy cơ biến chứng thấp.

4. Cách điều trị bệnh sởi ở người lớn

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu điều trị sởi. Do đó nguyên tắc điều trị sởi ở người lớn chủ yếu là tăng đề kháng, làm giảm triệu chứng, phát hiện sớm và điều trị biến chứng, kết hợp chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng, vệ sinh da, vệ sinh mắt để loại bỏ virus, vi khuẩn, dinh dưỡng hợp lý. Nên bổ sung vitamin A trong thời gian bị sởi để giảm nguy cơ biến chứng mắt. 

Bên cạnh đó cần chủ động tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Có thể sử dụng các sản phẩm tăng đề kháng từ thảo dược để đạt hiệu quả nhanh chóng, mạnh mẽ và an toàn với sức khỏe. Hiện nay trên thị trường có sản phẩm Vinhgia Devir rất được tin dùng. 

Vinhgia Devir bào chế từ thảo dược, rất an toàn với sức khỏe. Sử dụng sớm nhất có thể, ngay khi tiếp xúc với người mắc bệnh, hoặc khi có dấu hiệu mắc bệnh sẽ đạt hiệu quả tốt nhất, giúp tăng cường sức đề kháng toàn diện (vừa tăng miễn dịch thể dịch, vừa tăng miễn dịch tế bào) đồng thời hỗ trợ ức chế tốt virus, vi khuẩn, giúp phòng nguy cơ mắc bệnh, làm nhẹ triệu chứng, bệnh nhanh khỏi, giảm nguy cơ trở nặng và lây nhiễm cho người xung quanh. Đặc biệt, hiệu quả của sản phẩm đã được nghiên cứu, chứng minh.

Ngoài ra, cần theo dõi sát người bệnh để phát hiện biến chứng sớm qua các dấu hiệu như nhiệt độ cao, sốt tái phát sau khi mờ phát ban, triệu chứng hô hấp nặng như nhịp tim nhanh, ngủ li bì, hô hấp bất thường, ho đột ngột,… Tùy theo biến chứng khác nhau mà có những phương pháp điều trị kịp thời. 

  • Nếu có biến chứng nhiễm khuẩn: Người bệnh sẽ được chỉ định dùng kháng sinh.
  • Với người bị biến chứng viêm não: Bệnh nhân sẽ được điều trị chống viêm, chống phù não, chống co giật.
  • Nếu có biến chứng suy hô hấp: Người bệnh cần được hút thông đờm dãi, cho thở oxy hoặc hỗ trợ hô hấp.
  • Các trường hợp gặp biến chứng như viêm phổi, phù nề thanh quản nặng, người bệnh có thể được cho xông khí dung.

5. Phòng ngừa bệnh sởi ở người lớn

Không những điều trị kịp thời, mọi người cùng cần có biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ mắc bệnh. Cụ thể là tiêm phòng sởi, sử dụng các sản phẩm tăng cường đề kháng toàn diện (như Vinhgia Devir), kết hợp chế độ ăn uống dinh dưỡng khoa học và giữ vệ sinh cơ thể, môi trường để phòng bệnh tốt nhất.

Liên hệ tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư songkhoe@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp.