Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi?

12

Sởi là bệnh do virus gây ra và có thể lây lan qua đường hô hấp khi bạn vô tình tiếp xúc và hít phải những giọt nước bọt có chứa virus này. Có thể nhận biết bệnh sởi qua các dấu hiệu nào?

Bệnh sởi và các dấu hiệu nhận biết

Bệnh sởi và các dấu hiệu nhận biết

Sởi là bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Paramyxoviridae gây ra và dễ bùng phát thành dịch vào mùa đông xuân. Virus này thường “cư trú” ở chất nhầy trong mũi và cổ họng, đồng thời có khả năng sinh sôi nhanh chóng tại các bộ phận này. Bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp khi bạn vô tình tiếp tiếp xúc và hít phải những giọt nước bọt có chứa virus này. Trẻ em, người lớn và người có hệ miễn dịch yếu là đối tượng dễ mắc sởi, đặc biệt trẻ chưa tiêm phòng hoặc tiêm không đủ số mũi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Thời gian ủ bệnh của virus sởi là từ 10-12 ngày, thậm chí là 15 ngày. Sau khoảng thời gian này, sẽ thấy có các dấu hiệu xuất hiện ở người bệnh như sốt nhẹ đến trung bình, kèm theo đau họng, ho dai dẳng, sổ mũi, viêm kết mạc, những đốm trắng nhỏ bên trong miệng hoặc má trong… Những dấu hiệu này có thể kéo dài hai hoặc ba ngày, sau đó thấy xuất hiện các nốt phát ban, những đốm nhỏ màu đỏ, hơi sưng. Vài ngày sau những vết mẩn ngứa khó chịu bắt đầu lan ra khắp mặt, cổ và di chuyển xuống dưới. Phát ban thường kéo dài trong 3-5 ngày và sau đó biến mất. Đồng thời, người bệnh thường xuyên bị sốt cao tới 40 đến 41 độ C.

Phòng và điều trị bệnh sởi tránh biến chứng nguy hiểm

Phòng và điều trị bệnh sởi tránh biến chứng nguy hiểm

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sởi, cách tốt nhất để phòng bệnh đó là viêm vacxin sởi. Thông thường người bệnh sẽ được kê thuốc điều trị triệu chứng theo đơn của bác sĩ, kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý sẽ nhanh chóng hồi phục. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống, thuốc bôi hoặc áp dụng phương pháp tắm, xông hơi từ lá cây để tránh biến chứng nguy hiểm.

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sởi nên tiêm phòng sởi đầy đủ là trẻ chưa được tiêm vacxin, thanh thiếu niên, người trưởng thành chưa từng mắc bệnh sởi hoặc chưa tiêm vacxin trước đây; người lớn tuổi có bệnh nền mạn tính như tim mạch, cao huyết áp, phổi, đái tháo đường; phụ nữ chuẩn bị có thai…

Dùng Vinhgia Devir hỗ trợ tăng đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh sởi

Cùng với tiêm phòng vacxin phòng sởi thì có thể tăng cường sức đề kháng bằng thực phẩm ăn hàng ngày và các thói quen sinh hoạt lành mạnh. Đồng thời có thể chọn dùng viên uống tăng sức đề kháng, phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh do virus gây ra. Viên uống này có các thảo dược như Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương, Diếp cá, Gừng, Đông trùng hạ thảo… có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn, virus, do sức đề kháng kém gây ra.

Viên uống này có tác dụng ức chế sự xâm nhập, phát triển của các virus gây bệnh, trong đó có virus dạng ARN (gây ra các bệnh như cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi, sốt virus, sốt phát ban), sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể và rút ngắn thời gian điều trị bệnh do virus. Nhờ tác dụng hiệp đồng của các dược liệu gồm hỗn hợp Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương được bào chế dưới dạng hạt có kích thước nanomet có tác dụng ức chế mạnh virus. Khi kết hợp với các thành phần khác như Diếp cá, Gừng, Hoa Hòe, Ma đề, Hoàng cầm, Kế sữa và Đông trùng hạ thảo sẽ có tác dụng hỗ trợ cải thiện, giảm nhẹ các bệnh do virus gây ra, đặc biệt các virus có hệ gen là ARN.