Nếu bạn đang tìm hiểu có nên tiêm phòng cúm vào tháng 3, 4 và những ai cần tiêm để tránh biến chứng nặng thì nội dung sau sẽ mang đến câu trả lời bạn cần.
Có nên tiêm phòng cúm vào tháng 3, 4?
Việt Nam là nước nhiệt đới nên virus cúm mùa có thể xuất hiện quanh năm, đặc biệt là vào tháng 3 – 4 hoặc tháng 9 – 10 hàng năm. Cúm mùa có xu hướng gia tăng vào mùa đông – xuân do khí hậu thay đổi. Vì thế thời điểm thích hợp để tiêm phòng vacxin cúm mùa, đặc biệt là trẻ là khoảng 2 tuần hoặc 1 tháng trước thời điểm dịch cúm xuất hiện. Điều này là do sau khi tiêm vacxin, cơ thể cần khoảng 2 tuần để sản sinh kháng thể chống lại virus cúm.
Thời gian lý tưởng để tiêm phòng cúm là vào khoảng mùa đông xuân bắt đầu từ tháng 9 – tháng 10 hàng năm, để đảm bảo cơ thể có đủ thời gian phát triển kháng thể bảo vệ trước khi dịch cúm bùng phát mạnh vào mùa đông xuân. Do đó nên tiêm càng sớm càng tốt, đặc biệt là nên tiêm trước khi mùa cúm diễn ra, nên tiêm phòng cúm trước thời điểm tháng 3,4 để có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng nghiêm trọng do cúm. Lưu ý là virus cúm có thể thay đổi theo năm, việc tiêm phòng hàng năm là rất quan trọng, ngay cả khi bạn đã tiêm cúm trong những năm trước.
Những ai cần tiêm để tránh biến chứng nặng?
Ai cũng có thể mắc cúm vì thế trẻ em trên 6 tháng tuổi và người lớn nên được tiêm phòng cúm hàng năm. Đặc biệt một số đối tượng cần tiêm cúm để tránh nguy cơ gặp biến chứng cao của cúm như trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ đang mang thai, người trên 65 tuổi, người mắc bệnh mãn tính (bệnh tim, phổi, đái tháo đường, thận mạn tính) và nhân viên y tế.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, trong số những người nhập viện do cúm, những người đã tiêm vắc xin có nguy cơ phải vào phòng chăm sóc đặc biệt thấp hơn 26% và nguy cơ tử vong thấp hơn 31% so với những người chưa tiêm phòng. Đối với những người có các bệnh lý nền mạn tính, việc tiêm vắc xin cúm giúp giảm nguy cơ đau tim từ 15 đến 45%, giảm 48% nguy cơ tử vong ở bệnh nhân tim mạch trên 65 tuổi, giảm 70% nguy cơ tử vong ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và giảm 58% ở bệnh nhân tiểu đường.
Ngoài cách tiêm vacxin cúm thì có thể tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc cúm, giúp giảm virus cúm và giảm thời gian điều trị cúm nhờ viên uống thảo dược có Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương, Diếp cá, Gừng, Hoa Hòe, Mã đề, Hoàng cầm, Kế sữa và Đông trùng hạ thảo. Viên uống sẽ giúp tăng đề kháng, ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn, virus, do sức đề kháng kém gây ra. Các thảo dược này với liều lượng thích hợp được kết hợp trong một sản phẩm sẽ có tác dụng hỗ trợ cải thiện, giảm nhẹ các bệnh do virus gây ra, đặc biệt các virus có hệ gen là ARN gây các bệnh cúm, sốt xuất huyết, sởi…