Cảm lạnh là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

204

Cảm lạnh là một bệnh lý hô hấp phổ biến, thường gặp khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh lý này có thể gặp ở mọi đối tượng trẻ em, người lớn. Tuy nhiên, các triệu chứng của cảm lạnh khá giống với cảm cúm, do đó rất nhiều người nhầm lẫn và điều trị không đúng cách. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa cảm lạnh trong bài viết dưới đây!

1. Cảm lạnh là bệnh gì?

Cảm lạnh là một bệnh lý nhiễm trùng trên đường hô hấp do virus gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào những ngày thời tiết chuyển mùa, trời mưa và lạnh. Cảm lạnh thường không nguy hiểm, hầu hết bệnh thường khỏi sau khoảng 10 ngày. Tuy nhiên, bệnh cũng để lại nhiều khó chịu và bất tiện trong cuộc sống của người bệnh. 

2. Nguyên nhân cảm lạnh là gì?

Theo nghiên cứu, cảm lạnh có thể do nhiều loại virus gây ra, phổ biến nhất là chủng Rhinovirus hoặc Enterovirus. Chúng xâm nhập vào người bệnh qua đường hô hấp, mắt, miệng, mũi,… đặc biệt khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây truyền qua việc tiếp xúc hay dùng chung đồ với người bệnh như điện thoại, khăn mặt,..

3. Những dấu hiệu cảm lạnh thường gặp

Sau khoảng 1-3 ngày tiếp xúc với virus, người bệnh thường sẽ xuất hiện các triệu chứng như: 

Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi: xuất hiện nhiều và liên tục trong những ngày đầu. Sau đó, dịch mũi trở nên nhầy, đặc và có màu lạ như xanh, vàng. 

Viêm họng hay đau họng: thường xuất hiện ở những ngày đầu, khiến người bệnh nuốt hay nói chuyện thấy đau đớn, khó khăn. 

Ho: khá nhẹ nhưng kéo dài, thậm chí có thể ho hơn 3 tuần. 

Đau nhức cơ thể nhẹ hoặc đau đầu nhẹ

Hắt xì: thường có liên quan đến phản ứng viêm ở họng, mũi. Đây cũng là một triệu chứng sớm và khá đặc thù của chứng cảm lạnh. 

Sốt nhẹ: Người mắc bệnh cảm lạnh thường chỉ sốt nhẹ. Tuy nhiên cũng có trường hợp bệnh nhân bị sốt trên 38,5 độ C

Cảm thấy khó chịu trong người, thường xuyên mệt mỏi, không có sức làm việc. 

Mỗi bệnh nhân cảm lạnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Bệnh có khả năng lây nhiễm cao nhất trong 3-5 ngày đầu. Thông thường các triệu chứng này sẽ tự khỏi, tuy nhiên, cũng có một số trường hợp tình trạng bệnh không cải thiện, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như hen suyễn, viêm tai giữa, viêm xoang…

4. Khi nào cần đến bệnh viện?

Với người lớn, nếu điều trị tại nhà nhưng cơ thể vẫn liên tục sốt cao > 38,5 độ, khó thở hay đau họng, đau đầu nhiều,.. thì cần đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời. 

Còn với trẻ em là đối tượng dễ gặp nguy hiểm hơn, do đó cũng cần phải thường xuyên chú ý để đưa vào bệnh viện sớm nếu triệu chứng trở nặng hoặc không có dấu hiệu giảm nhẹ. Điển hình như bị sốt cao từ 38 độ trên 2 ngày, trẻ ho nhiều, thở khò khè, chán ăn, người mệt mỏi, có dấu hiệu li bì,…

5. Đối tượng nguy cơ dễ mắc cảm lạnh

Hầu hết tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc cảm lạnh. Tuy nhiên, đối tượng dễ mắc hơn cả thường là:

Tuổi tác: người lớn tuổi hoặc trẻ nhỏ dưới 6 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh cảm lạnh nhất. 

Hệ thống miễn dịch suy yếu: người đang mắc bệnh hoặc người có đề kháng kém thường dễ bị virus xâm nhập gây bệnh hơn.

Thời gian của năm: vào mùa thu và mùa đông, tiết trời trở lạnh hoặc chuyển mùa khiến mọi người dễ bị cảm lạnh hơn cả. Tuy nhiên, các mùa khác cũng có thể mắc bình thường.

Hút thuốc: Thói quen này có thể khiến bạn dễ mắc cảm lạnh hơn, bệnh cũng lâu khỏi hơn.

Tiếp xúc: càng tiếp xúc với nhiều người, bạn càng có nguy cơ nhiễm virus gây cảm lạnh. 

6. Chẩn đoán cảm lạnh

Hiện nay, ngành y tế vẫn chưa có xét nghiệm chẩn đoán cảm lạnh. Thay vào đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên những triệu chứng lâm sàng của bạn. Trong trường hợp có xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng hay những dấu hiệu lạ khác thường, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm hoặc chụp Xquang để xác định bệnh tình của bạn.

7. Cách điều trị cảm lạnh

Cảm lạnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc giúp giảm nhẹ triệu chứng bệnh. Ví dụ khi bạn bị sốt hay đau đầu có thể dùng Paracetamol, nghẹt mũi hay sổ mũi thì dùng xịt rửa mũi xoang, đặc biệt là các sản phẩm từ thảo dược, giảm ho và long đờm thì dùng xịt họng thảo dược, siro ho, thuốc ho,…

Đặc biệt, người bệnh có thể kết hợp điều trị thuốc và sử dụng thêm các sản phẩm tăng cường đề kháng từ thảo dược để bệnh tình nhanh khỏi hơn. Một số loại thảo dược thường dùng nhiều khi mắc cảm lạnh hay các bệnh lý do virus như thanh hao hoa vàng, xuyên tâm liên, đinh hương, hoàng cầm,… 

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý, cảm lạnh do virus gây ra còn kháng sinh dùng để chống lại vi khuẩn. Do đó, khi cơ thể chỉ bị cảm lạnh thông thường, không xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn, người bệnh không nên lạm dụng kháng sinh. Ngoài ra, người bệnh cần có một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để bệnh tình nhanh khỏi. 

8. Phòng ngừa cảm lạnh

Thời tiết bắt đầu chuyển mùa nắng nóng, mưa nhiều, thay đổi thất thường tạo điều kiện cho các loại virus sinh trưởng, phát triển và gây bệnh. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có vacxin phòng bệnh. Do đó, bạn có thể áp dụng ngay các biện pháp dưới đây:

– Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để loại bỏ mầm bệnh

– Khi muốn hắt hơi hoặc ho, bạn hãy sử dụng khăn giấy để che lại. Vứt khăn giấy đã dùng vào thùng rác và rửa lại tay. 

– Không dùng chung đồ cá nhân với người khác như cốc, bàn chải đánh răng, khăn mặt

– Hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc cảm lạnh hoặc có dấu hiệu cảm lạnh

– Tăng cường sức khỏe bằng cách uống đủ nước, ăn uống khoa học, tập luyện thể thao thường xuyên, ngủ đủ giấc.

Ngoài ra, bạn cũng cần tăng cường đề kháng cho cơ thể để phòng cảm lạnh. Một trong những cách được mọi người tin dùng hiện nay là sử dụng sản phẩm tăng đề kháng từ thảo dược, như Vinhgia Devir. 

Vinhgia Devir là một sản phẩm của dược Vinh gia, được bào chế 100% từ thảo dược Việt  như thanh hao hoa vàng, xuyên tâm liên, đinh hương, mã đề, hoàng cầm, gừng,… Trong đó, có phức hợp XTDcomplex (thanh hao hoa vàng, đinh hương, xuyên tâm liên) – một phức hợp có hiệu quả tăng đề kháng tốt nhất hiện nay. 

Sử dụng sớm ngay khi có nguy cơ mắc bệnh hoặc xuất hiện triệu chứng, Vinhgia Devir sẽ giúp bạn tăng cường đề kháng tối đa, ức chế virus xâm nhập và sinh trưởng, giảm lượng virus trong cơ thể. Nhờ đó, giúp người bệnh giảm nhẹ triệu chứng cảm lạnh, phòng biến chứng nguy hiểm và rút ngắn thời gian bị bệnh. Hiệu quả đã được nghiên cứu, chứng minh. 

Bệnh cảm lạnh có thể mắc phải ở bất kỳ thời điểm nào với tất cả đối tượng. Tuy bệnh hoàn toàn có thể tự khỏi nhưng nó vẫn gây nhiều bất tiện trong cuộc sống. Do đó, hãy phòng ngừa ngay từ hôm nay và tuân thủ điều trị khi mắc bệnh. Để được chuyên gia tư vấn thêm, vui lòng liên hệ tổng đài 1800558889 (miễn cước) hoặc hotline 0896.509.509 (trực 24/7).