Cảm cúm: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và cách phòng bệnh

286

Cảm cúm là bệnh lý ai cũng có thể mắc đôi lần trong đời, do virus gây ra và có thể lây lan nhanh trong cộng đồng. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, các dấu hiệu triệu chứng và cách điều trị triệu chứng cũng như phòng bệnh hiệu quả nhất…  cũng là cách giúp bạn tránh bị bệnh lý này làm phiền.

  1. Cảm cúm là bệnh gì?

Cảm cúm còn gọi là bệnh cúm, bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra. Bệnh thường bắt đầu bất ngờ và kéo dài từ 7 – 10 ngày thì khỏi hẳn. Tuy nhiên người già và trẻ nhỏ hay người có hệ miễn dịch kém thì bệnh cúm có thể chuyển biến nặng thậm chí có thể gây tử vong.

  1. Nguyên nhân gây bệnh cảm cúm

Cảm cúm do virus ARN thuộc họ Orthomyxoviridae có tên là  Influenza virus gây ra. Ở nước ta bệnh cúm thường gây ra bởi virus cúm chủng A, B, C. Trong đó chủng hay gặp nhất ở người là chủng A và B.  Bệnh cúm có khả năng lây truyền nhanh chóng trong cộng đồng và được coi là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất thế giới khi bùng phát thành dịch. Bạn có thể lây cúm khi hít phải giọt bắn chất dịch mà người bệnh ho hoặc hắt hơi vào không khí, hoặc do tiếp xúc với vật mà người mắc bệnh đã chạm vào. Ngoài ra, một số chủng loại virus cúm có thể lây truyền từ các loài động vật như gia cầm, chim, heo… bị nhiễm bệnh khi bạn tiếp xúc với chúng hoặc ăn thức ăn làm từ chúng.

  1. Triệu chứng thường gặp của bệnh cảm cúm

Cảm cúm thường có biểu hiện ngay sau 2 ngày khi cơ thể tiếp xúc với virus gây bệnh. Bạn rất có thể nhầm cúm với bệnh cảm lạnh thông thường nên có nhiều trường hợp người bệnh chủ quan không có biện pháp điều trị để bệnh chuyển nặng gây hậu quả không mong muốn. Những triệu chứng cúm bạn có thể nhận biết đó là:

– Sốt cao (40°C)

– Ớn lạnh

– Ho

– Hắt hơi

– Sổ mũi

– Đau họng

– Đau cơ

– Đau đầu

– Cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi

– Mắt nhạy cảm với ánh sáng

– Dạ dày khó chịu, dấu hiệu này thường xảy ra ở trẻ em nhiều hơn người lớn.

– Ho và cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài đến 6 tuần.

  1. Đối tượng dễ mắc cúm

Theo thống kê của WHO hàng năm thế giới có khoảng 5-10% người lớn và 20-30% trẻ em bị nhiễm cúm, có khoảng nửa triệu người tử vong do những vấn đề sức khỏe liên quan đến bệnh cúm. Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận 1-1.8 triệu người mắc cúm mùa. Cúm thường xuất hiện vào mùa lạnh hay mùa đông xuân nhưng hiện nay cúm có thể xuất hiện quanh năm và có thể gây thành dịch rải rác tại các địa phương. Các đối tượng dễ mắc cúm có:

– Trẻ dưới 5 tuổi

– Người trên 65 tuổi

– Phụ nữ mang thai

– Người có hệ miễn dịch yếu

– Người bị béo phì nặng

– Người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh tim, bệnh thận hoặc đái tháo đường.

Ngoài ra có 1 nhóm đối tượng dễ mắc bệnh lý này và lây truyền cao đó là những người làm ở môi trường đông người như bệnh viện, trường học, công sở.

  1. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Cảm cúm là bệnh lý phổ biến và thường có thể tự điều trị tại nhà mà không cần đi khám. Nhưng nếu bạn thấy nghi ngờ mình có thể mắc các loại cúm nguy hiểm như H5N1, H1N1, H7N9… hay thấy các triệu chứng cúm trở nặng, có nguy cơ biến chứng … thì nên đến gặp bác sĩ.

  1. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc cảm cúm

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc cúm hoặc tăng nguy cơ biến chứng của bệnh như:

Tuổi tác: Trẻ em và người già trên 65 tuổi là đối tượng dễ mắc cúm nên nhóm đối tượng ở độ tuổi này thường bị  cúm. Tuy nhiên cũng có trường hợp khác xảy ra như đại dịch cúm H1N1 vào năm 2009 lại phổ biến ở thanh thiếu niên và người trẻ tuổi.

Nghề nghiệp: Những người làm công việc như nhân viên y tế nhân viên chăm sóc trẻ em là nhóm đối tượng có khả năng tiếp xúc gần với người bị nhiễm cúm nên cũng rất dễ mắc cúm. Những người sống chung trong tập thể nhiều người như nhà dưỡng lão hay doanh trại quân đội rất có nhiều khả năng mắc bệnh cúm.

Điều kiện sống: Những người sống chung trong tập thể nhiều người như nhà dưỡng lão hay doanh trại quân đội rất có nhiều khả năng mắc bệnh cúm.

Hệ thống miễn dịch bị suy yếu: Những đối tượng có hệ thống miễn dịch suy yếu như người đang điều trị ung thư,  dùng thuốc chống thải ghép, người mắc bệnh HIV AIDS… có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch nên cũng dễ nhiễm cúm và có nhiều nguy cơ tăng phát triển biến chứng.

Bệnh mãn tính: Người có bệnh mãn tính như hen suyễn, tiểu đường hoặc có vấn đề về tim mạch có thể làm tăng nguy cơ biến chứng của bệnh cúm.

Mang thai: Phụ nữ mang thai có nhiều khả năng bị biến chứng cúm nhất là trong 6 tháng cuối của thai kỳ.

  1. Cảm cúm lây qua đường nào?

Cảm cúm có khả năng lây lan rất cao giữa người với người do đó dễ dàng phát triển thành dịch, bệnh này lây truyền chủ yếu qua hai con đường là dịch tiết hô hấp và chạm vào đồ vật mà người bị cúm đã từng chạm phải.

Dịch tiết đường hô hấp: Người mắc cúm thường có triệu chứng như hắt hơi, ho nên các dịch tiếp sẽ ra bên ngoài và có thể phát tán xa đến 2m trong không khí. Hay khi người bệnh ngồi nói chuyện cũng có thể dễ dàng làm virus cúm thoát ra bên ngoài và tiếp cận với người đối diện.

Chạm vào đồ vật người mắc cúm đã chạm hay sử dụng: Thông thường sau khi hắt hơi hoặc ho, người bệnh sẽ có phản xạ dùng tay hoặc khăn để che miệng, nếu sau đó người bệnh không vệ sinh tay hay bỏ khăn vào thùng rác mà lại chạm vào điện thoại, cốc nước, mặt bàn … thì virus cúm sẽ bám vào các vật dụng này và tồn tại đến 48h sau đó. Khi người khỏe mạnh chạm vào và đưa tay lên mũi, miệng hoặc mắt virus cúm sẽ nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể vật chủ mới để phát triển và gây bệnh cúm.

  1. Cách điều trị làm giảm triệu chứng của bệnh cảm cúm

Thông thường người bệnh cúm chỉ cần nghỉ ngơi, uống đủ nước là khỏi bệnh. Bên cạnh đó có thể dùng thuốc hạ sốt như Paracetamol hoặc Ibuprofen nếu sốt cao, tuyệt đối không dùng aspirin. Ngoài ra người bệnh cúm có thể áp dụng các cách sau để giảm triệu chứng của bệnh cũng như hỗ trợ để rút ngắn thời gian mắc cúm, đó là:

Chọn dùng sản phẩm hỗ trợ giảm thời gian mắc cúm

Người bệnh cảm cúm có thể chọn dùng sản phẩm hỗ trợ giảm thời gian mắc cúm nhờ có tác dụng tăng cường sức đề kháng đồng thời hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn, virus, do sức đề kháng kém gây ra. Sản phẩm này có chứa các thành phần là thảo dược tự nhiên nên an toàn cho người sử dụng như Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương, Diếp cá, Gừng, Hoa Hòe, Mã đề, Hoàng cầm, Kế sữa và Đông trùng hạ thảo. Các thảo dược này với liều lượng thích hợp được kết hợp trong một sản phẩm sẽ có tác dụng hỗ trợ cải thiện, giảm nhẹ các bệnh do virus gây ra, đặc biệt các virus có hệ gen là ARN trong đó có cảm cúm.

Vệ sinh mũi, họng sạch sẽ bằng nước muối loãng

Việc vệ sinh mũi sạch sẽ sẽ giúp ngăn chặn sự xâm nhập của chất nhầy vào sâu bên trong mũi, tránh cho bệnh phát triển nặng hơn. Súc miệng bằng nước muối sẽ giúp sát khuẩn.  Đồng thời làm dịu cơn đau rát họng và kháng viêm hiệu quả.

Tắm nước nóng bằng vòi sen

Tắm nước nóng bằng vòi sen sẽ giúp bổ sung hơi nước, giữ ẩm và thông mũi, giúp việc hít thở trở nên dễ dàng hơn bởi vì cảm cúm thường gây ra tình trạng tắc mũi, khó thở.

Uống nhiều nước nóng

Nước lọc ấm hay thêm một vài lát gừng một chút mật ong cũng tranh cũng có thể giúp tan đờm, giảm ho và làm dịu cơn đau họng.

Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Người bị cảm cúm dễ tắc mũi do dịch nhầy nhiều, nên có thể dùng cách chườm nóng hoặc chườm lạnh. Chườm nóng có thể giúp giảm áp lực cho xoang mũi. Chườm lạnh sẽ khiến các mạch máu ở xoang mũi co lại giảm đau nhanh chóng.

Nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý

Người bệnh cảm cúm cần được nghỉ ngơi, thư giãn ở những nơi thoáng khí, tránh gió, tránh nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Nên ăn ngủ đủ giấc đúng giờ, ăn thức ăn mềm dễ tiêu hoá.

  1. Phòng ngừa bệnh cảm cúm

Cảm cúm thường xảy ra vào mùa đông xuân, khi thời tiết chuyển mùa… và ai cũng có thể mắc cúm như trẻ em, người trên 65 tuổi, người có sức đề kháng kém… Do đó bên cạnh việc ăn uống đầy đủ chất, tập luyện thể thao nâng cao thể lực, nghỉ ngơi hợp lý thì có thể phòng ngừa bệnh cảm cúm  bằng cách dùng thêm sản phẩm có  Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương, Diếp cá, Gừng, Hoa Hòe, Mã đề, Hoàng cầm, Kế sữa và Đông trùng hạ thảo.

Sản phẩm có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn, virus, do sức đề kháng kém gây ra. Sản phẩm giúp ức chế sự xâm nhập, sự phát triển của các Virus gây bệnh trong đó có các virus dạng ARN là nguyên nhân gây các bệnh cúm mùa, sốt xuất huyết,  sởi, sốt virus, sốt phát ban. Hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể và rút ngắn thời gian điều trị bệnh và hỗ trợ giảm các triệu chứng bệnh do vi khuẩn, virus gây ra.