Bị sởi uống thuốc gì thì đỡ?

320

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây sởi nếu chưa được tiêm phòng. Đặc biệt, nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng. Vậy bị sởi uống thuốc gì thì đỡ?

1. Thuốc trị triệu chứng sốt cao khi lên sởi

Sốt cao là triệu chứng điển hình khi mắc sởi. Lúc này, người bệnh nên áp dụng các biện pháp hạ nhiệt vật lý như lau nước ấm, chườm mát. Trong trường hợp sốt cao, người bệnh có thể uống  paracetamol hoặc ibuprofen để giảm nhanh cơn sốt, giảm đau, giảm mệt mỏi.

2. Mắc sởi bị phát ban cần uống thuốc gì?

Khi bệnh nhân sởi nổi nốt ban, bác sĩ thường chỉ định cho dùng các thuốc kháng histamin, như Dimedrol, Pipolphen. Các loại thuốc này có tác dụng làm giảm trạng thái phát ban, mề đay, dị ứng.

3. Tăng đề kháng bằng chế phẩm thảo dược

Sởi vẫn chưa có thuốc đặc trị. Do đó, thời gian mắc bệnh, mức độ bệnh, khả năng phục hồi của người bệnh phụ thuộc rất nhiều vào sức đề kháng của cơ thể. Khi đề kháng kém, khả năng chống lại virus, vi khuẩn kém, dẫn đến bệnh nặng, kéo dài và dễ trở nặng hơn, phải nhập viện điều trị. 

Ngược lại, khi đề kháng tốt, bệnh sẽ nhẹ, nhanh khỏi, không bị biến chứng chuyển nặng và hồi phục cũng sớm hơn. Hiện nay, Vinhgia Devir đang rất được nhiều người bệnh tin dùng khi mắc sởi. 

Vinhgia Devir có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, rất an toàn với sức khỏe. Sử dụng sớm nhất có thể, ngay khi có dấu hiệu mắc bệnh sẽ đạt hiệu quả tốt nhất, giúp tăng cường sức đề kháng toàn diện (vừa tăng miễn dịch thể dịch, vừa tăng miễn dịch tế bào) đồng thời hỗ trợ ức chế tốt virus, vi khuẩn, giúp làm nhẹ triệu chứng, bệnh nhanh khỏi, giảm nguy cơ trở nặng và lây nhiễm cho người xung quanh. Đặc biệt, hiệu quả của sản phẩm đã được nghiên cứu, chứng minh.

4. Điều trị ho khi bị sởi bằng thuốc

Với những bệnh nhân bị sởi có triệu chứng ho thì nên uống nhiều nước ấm. Đặc biệt là mật ong và chanh, giúp giảm chất nhầy trong đường hô hấp, từ đó giảm ho. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc ho, long đờm theo chỉ định của bác sĩ. 

5. Bị sởi uống thuốc giảm các triệu chứng ở mũi họng

Người bệnh sởi nếu có thể được chỉ định dùng Chloromycetin, Argyrol… nếu có những triệu chứng ở mũi họng. Bên cạnh đó, cũng cần phải chú ý vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng các dung dịch xịt rửa chuyên dụng, ưu tiên lựa chọn những sản phẩm chất lượng, an toàn để đảm bảo sức khỏe. 

6. Thuốc dùng khi bệnh sởi biến chứng

Khi bị sởi mà xuất hiện biến chứng, như viêm thanh quản, viêm phổi hay viêm não thì bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh, corticoid hoặc các thuốc điều trị tương ứng để tránh bệnh trở nặng, nguy hại sức khỏe lâu dài

7. Bổ sung vitamin A cho người bệnh

Các nghiên cứu đã chứng minh, hầu hết các bệnh nhân nhi thường bị thiếu vitamin A khi mắc sởi. Trẻ cần bổ sung 2 liều vitamin A, mỗi liều cách nhau 24 giờ. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng và có dấu hiệu bất thường ở mắt do thiếu vitamin A thì cần thêm một liều vào ngày hôm sau và một liều nữa vào 4 tuần sau đó. Lưu ý, hàm lượng bổ sung phải hỏi ý kiến bác sĩ. 

Bên cạnh việc điều trị thuốc, cần kết hợp một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học để tăng hiệu quả điều trị bệnh. Liên hệ 1900.1259 – 0896.509.509 (trực 24/7) hoặc gửi câu hỏi về hòm thư songkhoe@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp.