Bệnh tay chân miệng vào mùa cao điểm: Cách nhận biết sớm và phòng ngừa lây nhiễm

39

Tháng 3 này là thời điểm trẻ em rất dễ mắc chân tay miệng, cha mẹ nên tìm hiểu về bệnh lý này để nhận biết sớm và biết cách phòng ngừa lây nhiễm hiệu quả.

Bệnh chân tay miệng và cách nhận biết sớm

Bệnh tay chân miệng là bệnh do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây ra. Thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus type 71 (EV71). Cao điểm của bệnh là từ tháng 3 – tháng 5 và tháng 8, tháng 9 hàng năm. Bệnh dễ lây lan từ người mắc bệnh sang người khỏe nên dễ bùng phát thành dịch. Bệnh lây qua con đường:

  • Hít, nuốt phải các dịch tiết, nước bọt người bệnh khi ăn uống chung, ho, hắt hơi, nói chuyện.
  • Tiếp xúc trực tiếp với dịch của mụn nước, bọng nước, phân của người bệnh.
  • Trẻ khỏe mạnh cầm nắm đồ chơi, chạm vào các vật dụng có dịch tiết, nước bọt của trẻ bệnh.
  • Lây qua bàn tay người chăm sóc trẻ bị chân tay miệng.

Bệnh tay chân miệng có thời gian ủ bệnh (là giữa thời gian bị nhiễm và khởi phát triệu chứng) thường từ 3-7 ngày. Khi mắc bệnh, triệu chứng ban đầu ở trẻ có thể là sốt và thường kèm theo đau họng. Trẻ cảm giác khó chịu và xuất hiện tình trạng biếng ăn. Khoảng 1 hoặc 2 ngày sau khi khởi phát sốt, vết loét gây đau và mụn nước sẽ xuất hiện trong miệng hoặc họng hoặc cả hai.

Mụn nước có khả năng xuất hiện ở tay, chân, miệng, lưỡi, bên trong má và đôi khi ở mông (ở mông thường do tiêu chảy gây ra). Mụn nước ít khi gây ngứa ở trẻ em, nhưng có thể gây ngứa dữ dội ở người lớn. Vết loét và mụn nước thường tự khỏi trong một tuần hoặc lâu hơn.

Phòng chân tay miệng hiệu quả cho trẻ

Hiện chưa có vacxin phòng bệnh đặc hiệu nên để chủ động phòng chống tay chân miệng, cha mẹ hãy thực hiện những lưu ý sau:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước nhiều lần trong ngày (kể cả người lớn và trẻ em). Đặc biệt các thời điểm cần rửa tay là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn hay cho trẻ ăn, trước khi bế trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ
  • Cần ăn chín, uống sôi
  • Vệ sinh vật dụng ăn uống sạch sẽ trước khi dùng
  • Thường xuyên xịt khuẩn hoặc dùng chất tẩy rửa các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, mặt bàn ghế, sàn nhà…
  • Cách ly người bệnh tại nhà cho đến khi khỏi bệnh (ít nhất 7 – 10 ngày)
  • Bổ sung thực phẩm tăng sức đề kháng như trái cây họ cam quýt, bông cải xanh, cải bó xôi, tỏi gừng, sữa chua…

Chân tay miệng dễ lây lan nên để phòng bệnh cho trẻ thì ngay cả cha mẹ, người chăm sóc trẻ cũng nên tăng cường đề kháng. Một cách tăng đề kháng, phòng bệnh do virus, vi khuẩn gây ra là dùng thảo dược. Các thảo dược như Xuyên tâm liên, cao Thanh hao hoa vàng, bột Đinh hương, cao Hoa hòe, cao Diếp cá, Gừng, Mã đề, Kế sữa và Đông trùng hạ thảo có trong một viên uống mà khi sử dụng sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh do virus, vi khuẩn gây ra, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể. Nhờ tác dụng hiệp đồng của các dược liệu gồm hỗn hợp Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương được bào chế dưới dạng hạt có kích thước nanomet có tác dụng ức chế mạnh virus. Khi kết hợp với các thành phần khác như Diếp cá, Gừng, Hoa Hòe, Ma đề, Hoàng cầm, Kế sữa và Đông trùng hạ thảo sẽ có tác dụng hỗ trợ cải thiện, giảm nhẹ các bệnh do virus gây ra, đặc biệt các virus có hệ gen là ARN. Người lớn, trẻ em trên 3 tuổi có thể dùng viên uống này như một cách tăng cường đề kháng, phòng bệnh và nếu mắc chân tay miệng cũng rút ngắn thời gian điều trị, nhanh hồi phục.