Bệnh tay chân miệng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

204

Trong 6 tháng đầu năm, có tới 13.600 ca mắc bệnh tay chân miệng. Trong đó, 1200 ca mắc bệnh là trẻ nhỏ, và 500 ca diễn biến nặng, phải nhập viện điều trị. Có thể nói đây là bệnh lý khá phổ biến, lây lan nhanh thành dịch trong cộng đồng.

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng (viết tắt là HFMD) là một bệnh lý do virus gây ra. Tay chân miệng cũng được xem là bệnh truyền nhiễm, rất dễ lây từ người sang người, dẫn đến dịch tay chân miệng. Biểu hiện đặc trưng của bệnh đó là sốt và khiến vùng da bị tổn thương, vùng niêm mạc tồn tại dưới dạng phỏng nước tập trung chủ yếu tại lòng bàn tay, bàn chân và vòm miệng.

Bệnh thường gặp ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, một số ít ở người trưởng thành. Theo thống kê của Cục Y tế Dự phòng, số trường hợp tử vong vì bệnh tay chân miệng chủ yếu là do virus EV71 gây ra. Trong đó tử vong phổ biến nhất là ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi (chiếm 75% – 86% trong tổng số các trường hợp tử vong vì bệnh tay chân miệng ở trẻ em).

Nguyên nhân nào gây nên bệnh tay chân miệng? 

Nguyên nhân chính gây bệnh tay chân miệng là do virus thuộc họ virus đường ruột, điển hình là hai nhóm tác nhân Coxsackie A16 và Enterovirus 71 (EV71). Đây được coi là virus có sức sống mãnh liệt và dai dẳng, sống được trong khoảng nhiệt rất rộng, từ rất lạnh đến rất nóng (Virus có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 560 độ C sau 30 phút. Với điều kiện nhiệt độ lạnh – 40 độ C, virus sẽ sống được đến 3 tuần ở môi trường bên ngoài).  

Trẻ có thể nhiễm bệnh khi tiếp xúc với đồ ăn, uống, mặt bàn, đồ chơi chung, ghế,….có chứa virus gây bệnh. Ngoài ra, bệnh có thể được gây ra do một số chủng virus nhóm A khác như Coxsackie A4-A7, A9, A10 hoặc virus Coxsackie nhóm B (B1-B3, và B5). Do đó, trẻ đã từng mắc bệnh tay chân miệng vẫn có thể tái nhiễm nhiều lần. 

Tay chân miệng có thể xảy ra quanh năm nhưng tăng cao từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. Đặc biệt, chủng virus EV71 có thể gây các biến chứng nặng và gây tử vong, lại đang là chủng gây bệnh chủ yếu ở nước ta hiện nay. Vì vậy, cần nâng cao cảnh giác trong phòng và điều trị bệnh cũng như ngăn dịch lan rộng. 

Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Triệu chứng ban đầu bệnh tay chân miệng rất dễ nhầm với bệnh khác, chủ yếu là sốt, mệt mỏi, chán ăn. Dựa trên lâm sàng có thể chia thành 4 giai đoạn nhận biết đặc trưng của bệnh tay chân miệng: 

Giai đoạn 1: Giai đoạn ủ bệnh

Sẽ diễn ra từ 3-6 ngày, trẻ mắc bệnh thường không có biểu hiện cụ thể, vẫn sinh hoạt một cách bình thường.

Giai đoạn 2: Giai đoạn khởi phát 

Thường sẽ diễn ra sau thời gian ủ bệnh, kéo dài từ 1 đến 2 ngày, trẻ bắt đầu xuất hiện các biểu hiện cụ thể như sốt nhẹ, có thể 38 đến 39 độ kèm theo đau họng, tăng chảy dãi (do virus làm tăng tiết nước bọt), biếng ăn, đau rát răng miệng, quấy khóc, tiêu chảy, …

Giai đoạn 3: Giai đoạn toàn phát

Giai đoạn này kéo dài từ 3 – 10 ngày, các triệu chứng của bệnh có biểu hiện rõ ràng hơn, đặc trưng bởi tình trạng phát ban dạng sẩn, hồng ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và lở loét ở miệng

Giai đoạn 4: Giai đoạn lui bệnh

Nếu không xảy ra những biến chứng nguy hiểm, tức không bị diễn tiến nặng lên thì sẽ bước vào giai đoạn lui bệnh (thường vào ngày thứ 7 từ lúc khởi bệnh), trẻ dần khỏe mạnh và phục hồi. 

Trên đây là những triệu chứng điển hình của bệnh. Nhưng có những trường hợp không điển hình, khi nhìn kỹ mới phát hiện ra một nốt ban bé tí chưa được 1mm, hoặc nhìn mãi trong họng mới thấy một nốt ban bé tí. Nhiều em bé cũng sẽ có những triệu chứng khác của bệnh là sốt cao không hạ, hoặc thậm chí là sốt cao co giật, hoặc thậm chí có những triệu chứng ở đường hô hấp như khó thở, thở nhanh, nhịp tim đập rất nhanh. Nặng hơn có thể đe dọa tính mạng của bé, khi đó cần đưa bé đến nhập viện sớm. 

Bệnh tay chân miệng có thể rất nhẹ với bé này nhưng lại rất nặng với bé khác, vậy nên cha mẹ không được chủ quan, nên có ý thức phòng bệnh sớm hoặc nếu mắc bệnh cũng cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh nguy hiểm cho trẻ.

Phòng bệnh tay chân miệng như thế nào?

Khi thấy có dịch hoặc trong cộng đồng tiếp xúc có ca bệnh tay chân miệng thì cha mẹ nên phòng bệnh cho trẻ để giảm nguy cơ lây bệnh. Cụ thể, có thể áp dụng 5 biện pháp sau

– Hạn chế tiếp xúc với nguồn lây

– Đảm bảo vệ sinh cá nhân và môi trường sống

– Chủ động tăng cường sức đề kháng đúng cách cho trẻ, gồm chế độ ăn uống đủ dưỡng chất, vận động thường xuyên, ngủ đủ giấc, tiêm phòng cho trẻ. Có thể kết hợp sử dụng thêm các chế phẩm hỗ trợ để tăng cường sức đề kháng nhanh chóng và bền vững. Chọn dạng cốm, siro với trẻ nhỏ (như cốm Prvipteen 2), hoặc dạng viên với trẻ lớn và người lớn (Vinhgia Devir). 

 – Bổ sung men vi sinh cho trẻ. Vì virus gây bệnh tay chân miệng là virus đường tiêu hóa. Do đó, người mắc bệnh cũng rất cần bổ sung men vi sinh, giúp gia tăng sức khỏe đường tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể. Nhờ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng, đồng thời còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh do virus, vi khuẩn khác (cúm, Covid, thủy đậu, sốt xuất huyết, các bệnh vặt đường hô hấp và tiêu hóa,…). Giúp trẻ luôn khỏe và lớn nhanh.

Cũng rất cần phát hiện sớm khi có dấu hiệu (tốt nhất là trước giai đoạn toàn phát, vì lúc này virus đã tấn công cơ thể rất mạnh và gây nhiều tổn thương rồi), xử lý và điều trị đúng, tích cực. Đồng thời, tăng thêm giải pháp tăng cường sức đề kháng tốt nhất cho trẻ. Việc này giúp bệnh nhẹ nhàng, nhanh khỏi, tránh biến chứng nặng cho trẻ.

Liên hệ 1800.55.88.89 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư songkhoe@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp. Theo dõi Youtube Bác sĩ Vinh Gia hoặc Fanpage Vinhgia Devir – Tăng đề kháng toàn diện, giảm cúm, viêm mũi xoang, họng mạn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác.