Mùa đông xuân hàng năm là thời điểm bệnh sởi xuất hiện, nếu có sức đề kháng thì có thể phòng bệnh và nếu có mắc sởi thì các triệu chứng cũng sẽ giảm nhẹ. Vai trò của sức đề kháng với điều trị sởi và cách tăng cường đề kháng sẽ được chia sẻ trong nội dung dưới đây.
Vai trò của sức đề kháng với điều trị sởi
Sởi là bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Paramyxoviridae gây ra và dễ bùng phát thành dịch vào mùa đông xuân. Virus sởi thường “cư trú” ở chất nhầy trong mũi và cổ họng, đồng thời có khả năng sinh sôi nhanh chóng tại các bộ phận này và dễ lây lan qua đường hô hấp nếu vô tình tiếp xúc và hít phải những giọt bắn chứa virus sởi.
Trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng dễ mắc sởi nhưng bệnh có thể gặp ở người lớn do chưa được tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa được tiêm đầy đủ. Bệnh không gây tử vong nhưng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm não, ảnh hưởng giác mạc, suy dinh dưỡng ở trẻ… Bệnh sởi làm suy yếu sức đề kháng của cơ thể cho nên thường kèm theo biến chứng như phế quản phế viêm, viêm tai, tiêu chảy… Do đó việc tăng cường sức đề kháng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh phòng các bệnh do virus,vi khuẩn gây nên. Tăng đề kháng cũng giúp giảm nhẹ triệu chứng của sởi và tránh các biến chứng nguy hiểm.
Có thể tăng cường sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng các nhóm chất và dưỡng chất thiết yếu:
– Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh sởi. Việc thiếu hụt vitamin A có thể làm tăng nguy cơ mắc sởi và làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Việc bổ sung vitamin A đầy đủ ở trẻ nhỏ không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc sởi mà còn giảm các biến chứng nguy hiểm của bệnh như viêm phổi, tiêu chảy và mù lòa. Vitamin A có trong các loại rau xanh như rau cải, rau bina hoặc các loại trái cây, củ quả màu vàng cam như cà rốt, bí đỏ, xoài trong bữa ăn hàng ngày.
– Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh, có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch là một trong những cách phòng bệnh sởi đơn giản, hiệu quả cao. Khi cơ thể được cung cấp đủ vitamin C, hệ miễn dịch sẽ hoạt động hiệu quả bằng cách hình thành hàng rào bảo vệ chống lại sự xâm nhập của virus sởi. Ngoài ra, vitamin C còn hỗ trợ giảm viêm, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do sự tấn công của virus và giúp phục hồi nhanh chóng sau khi nhiễm bệnh. Việc bổ sung đầy đủ vitamin C cho trẻ nhỏ từ các loại quả họ cam quýt, ổi, dâu tây, kiwi giúp tăng cường sức đề kháng và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh sởi hiệu quả.
– Protein đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các kháng thể bảo vệ cơ thể. Có thể bổ sung protein chất lượng cao từ thịt nạc, cá, trứng, các loại đậu và chế phẩm từ sữa.
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày, kết hợp cùng lối sống lành mạnh như uống đủ nước, ngủ đủ giấc và vận động thể dục thể thao hợp lý sẽ giúp cơ thể duy trì sức đề kháng tốt, phòng bệnh sởi hiệu quả đồng thời đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khỏe cho người bệnh sởi.
Tăng sức đề kháng từ thảo dược giúp hỗ trợ điều trị sởi hiệu quả
Sởi là bệnh do virus dạng ARN – vius gây ra các bệnh như cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi, sốt virus, sốt phát ban. Do đó để tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị sởi nhanh, giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh sởi thì ngoài cách tăng sức đề kháng từ chế độ dinh dưỡng có thể chọn dùng sản phẩm tăng sức đề kháng có thành phần thảo dược an toàn. Sản phẩm này có chứa các thành phần như Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương, Diếp cá, Gừng, Đông trùng hạ thảo… có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn, virus, do sức đề kháng kém gây ra. Viên uống này có tác dụng ức chế sự xâm nhập, phát triển của các virus gây bệnh, trong đó có virus dạng ARN, sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể và rút ngắn thời gian điều trị bệnh do virus, trong đó có bệnh sởi.