COPD là bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính – bệnh hô hấp thường gặp ở độ tuổi từ trung niên đến người cao tuổi, đặc biệt là người có thói quen hút thuốc. Việc điều trị bệnh cần theo chỉ dẫn của bác sĩ và kết hợp với nhiều yếu tố trong đó tăng sức đề kháng cũng rất quan trọng, hiệu quả ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
COPD là bệnh gì?
COPD là bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh thường gặp ở độ tuổi từ trung niên đến người cao tuổi, đặc biệt là người có thói quen hút thuốc. Triệu chứng của bệnh tương tự như nhiều bệnh lý khác nên nhiều người không nhận ra bản thân đang mắc COPD, theo thời gian vấn đề hô hấp sẽ trở nên tồi tệ hơn, làm ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường.
Người bệnh sẽ thấy sưng đỏ đường hô hấp, khiến đường hô hấp tăng tiết chất nhầy hoặc gây tổn hại đến các phế nang trong phổi dẫn đến quá trình thải Co2 và hấp thụ O2 trở nên khó khăn hơn. Triệu chứng của COPD như khó thở, thở khò khè, ho đờm sẽ tiến triển ngày càng nặng hơn khiến người bệnh rơi vào trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, tim đập nhanh, ngực thường xuyên đau tức.
Nguyên nhân này thường đến từ việc hút và tiếp xúc với khói thuốc lá thường xuyên, ô nhiễm môi trường sống hoặc người bệnh mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp từ nhỏ. Viêm phế quản cấp không được điều trị khỏi dễ phát triển thành COPD với các triệu chứng tiết nhiều dịch nhầy, tạo điều kiện để tác nhân gây bệnh xâm nhập, phát triển thành bệnh lý nghiêm trọng.
Vai trò của sức đề kháng trong điều trị COPD
Điều trị bệnh COPD tuy không khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát bệnh từ đó làm chậm sự phát triển bệnh, ngăn ngừa biến chứng. Người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ, tránh tình trạng dùng thuốc không đúng để rút ngắn điều trị vì có thể khiến bệnh nặng hơn.
Bên cạnh đó thì người bệnh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và tăng sức đề kháng vì sức đề kháng kém có thể làm giảm chức năng hô hấp, làm tăng nguy cơ tái phát và làm nặng thêm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Vì vậy người bệnh cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp để đảm bảo sức khỏe và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể qua các thực phẩm ăn hàng ngày. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất thì người bệnh COPD có thể chọn tăng sức đề kháng từ sản phẩm thảo dược. Sản phẩm này có chứa 100% thảo mộc là Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương, Hoa hòe, Sài hồ, Cam thảo, Đông trùng hạ thảo, Diếp cá, Gừng, Mã đề, Hoàng cầm. Khi sử dụng sẽ hỗ trợ tăng sức đề kháng, hỗ trợ giảm các biểu hiện sốt, ho, đờm và là lá chắn virus, vi khuẩn phát triển bệnh viêm mũi, viêm xoang, viêm họng mãn tính. Viên uống hỗ trợ giảm nguy cơ mắc cúm thông thường, viêm họng và cả viêm phế quản ở người có sức đề kháng kém – một nguyên nhân có thể dẫn đến COPD nếu không được điều trị triệt để.
Người bệnh COPD cần lưu ý:
- Tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, không nên tự ý dừng thuốc, đổi thuốc, tự mua thuốc về uống.
- Thường xuyên thăm khám để theo dõi tình trạng tiến triển bệnh, khám lại ngay khi triệu chứng trở nặng không đỡ hoặc có biểu hiện bất thường.
- Uống nhiều nước lọc giúp làm loãng đờm. Hạn chế uống sữa vì sẽ khiến đờm nhiều hơn, đặc hơn.
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung vitamin C tăng cường sức đề kháng, ăn nhiều trái cây.
- Không hút thuốc lá, tránh xa những nơi có khói thuốc.
- Giữ ấm cơ thể khi thay đổi thời tiết và khi trời lạnh.
- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi ở sạch sẽ, tránh lây nhiễm vi khuẩn, virus.
- Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, ngủ đủ giấc…
- Thường xuyên tập luyện thể dục để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Hàng năm nên tiêm phòng cúm để phòng chủng virus cúm hay gặp.
- Nên hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất độc hại, đeo khẩu trang khi ra ngoài.