Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính dễ lây nhiễm qua trung gian là muỗi vằn. Bệnh có những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng nếu người bệnh không được điều trị, chăm sóc kịp thời và vì những sai lầm thường gặp.
Không đi khám bác sĩ
Nhiều người bệnh nghĩ chỉ cần tự điều trị ở nhà mà không đi khám như dùng thuốc hạ sốt Paracetamol khi sốt cao trên 38,5 độ C, nhưng không biết là tuyệt đối không được uống Aspirin hoặc Ibuprofen vì sẽ làm các triệu chứng sốt xuất huyết thêm trầm trọng. Khi thấy có dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết, người bệnh cần đi khám để được xét nghiệm và biết được chính xác tình trạng bệnh để điều trị triệu chứng kịp thời.
Chủ quan khi thấy hết sốt
Trong 4 giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết là giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn phục hồi thì ở giai đoạn nguy hiểm người bệnh cần được chăm sóc, theo dõi cẩn thận nhất. Người bệnh có thể sốt hoặc hạ sốt, tuy hạ sốt thì không có nghĩa là đã khỏi bệnh hay đang hồi phục, mà cần theo dõi các dấu hiệu sốt xuất huyết như xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng. Biến chứng nặng hơn có thể là chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi hoặc màng bụng, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não.
Chỉ mắc sốt xuất huyết 1 lần trong đời
Đây là sai lầm mà đa phần mọi người bệnh đều mắc phải mà không biết Virus Dengue tồn tại ở 4 chủng khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4 đều gọi là sốt xuất huyết Dengue nhưng phải xét nghiệm mới biết là người bệnh đang mắc sốt xuất huyết chủng nào. Do virus tồn tại dưới 4 chủng khác nhau nên mỗi lần bị muỗi đốt, người bệnh chỉ bị 1 trong 4 chủng này. Sau khi khỏi sốt xuất huyết, cơ thể người bệnh sẽ tự sản sinh ra kháng thể để chống lại virus gây bệnh. Tuy nhiên kháng thể này chỉ miễn dịch với chủng virus sốt xuất huyết mà người bệnh đã mắc nên vẫn có nguy cơ mắc các chủng còn lại. Nói cách khác là một người có thể bị sốt xuất huyết nhiều hơn 1 lần trong đời, đã từng mắc sốt xuất huyết rồi vẫn có thể mắc tiếp và sau mỗi lần sốt xuất huyết cơ thể sẽ tự sản sinh ra kháng thể chống lại chủng virus gây bệnh.
Bệnh có lây qua tiếp xúc
Tuy là bệnh truyền nhiễm nhưng sốt xuất huyết chỉ lây truyền qua trung gian là muỗi vằn. Muỗi đốt người bệnh sốt xuất huyết và truyền bệnh sang cho người khoẻ mạnh qua vết đốt. Rồi cứ thế bệnh lây truyền từ người này qua người khác qua trung gian là muỗi và có thể biến thành dịch nếu không có biện pháp diệt muỗi. Có một đường lây truyền nữa nhưng hiếm gặp là do dùng chung kim tiêm với người bệnh hoặc do phơi nhiễm với tác nhân gây tổn thương da hay từ chị em đang mang thai bị nhiễm Dengue 10 ngày trước sinh thì có thể truyền virus sang cho con.
Khi thấy các dấu hiệu sốt xuất huyết người bệnh nên đi khám để được chỉ dẫn điều trị cũng như chăm sóc, nghỉ ngơi đúng cách, đồng thời có thể sử dụng thêm sản phẩm thảo dược giúp giảm virus, hạn chế bệnh phát triển nặng. Sản phẩm này có cao Xuyên tâm liên, cao Thanh hao hoa vàng, bột Đinh hương, cao Hoa hòe, cao Diếp cá, Gừng, Mã đề, Kế sữa và Đông trùng hạ thảo với công dụng tăng sức đề kháng, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn, virus, do sức đề kháng kém gây ra. Đồng thời có tác dụng ức chế sự xâm nhập, phát triển của các virus gây bệnh, trong đó có virus dạng ARN là nguyên nhân gây ra các bệnh như cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi, sốt virus, sốt phát ban. Sản phẩm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể. Nhờ tác dụng hiệp đồng của các dược liệu gồm hỗn hợp Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương được bào chế dưới dạng hạt có kích thước nanomet có tác dụng ức chế mạnh virus. Khi kết hợp với các thành phần khác như Diếp cá, Gừng, Hoa Hòe, Ma đề, Hoàng cầm, Kế sữa và Đông trùng hạ thảo sẽ có tác dụng hỗ trợ cải thiện, giảm nhẹ các bệnh do virus gây ra, đặc biệt các virus có hệ gen là ARN.