Sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng ăn gì?

141

Tình trạng sốt xuất huyết của bạn sẽ được cải thiện nhanh hơn nếu bạn biết nên ăn gì và không nên ăn gì. Dưới đây là các thực phẩm mà người bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì?

Các món ăn, thực phẩm người bệnh sốt xuất huyết nên ăn

Các món ăn, thực phẩm người bệnh sốt xuất huyết nên ăn

Cháo, súp

Những thức ăn dạng lỏng mềm như cháo, súp… sẽ giúp người bệnh sốt xuất huyết cảm thấy dễ nuốt, dễ tiêu hóa hơn. Đồng thời những món ăn lỏng mềm này cũng có tác dụng bổ sung nước cho cơ thể, giúp người bệnh có thêm năng lượng. Vì thế thực đơn ăn hàng ngày của người bị sốt xuất huyết không thể thiếu món cháo súp với thịt gà, bò… nấu cùng các loại rau củ, đặc biệt là bí đỏ vì loại quả này chứa nhiều vitamin A, có tác dụng hỗ trợ tăng tiểu cầu và điều chỉnh sự sản xuất protein giúp người bệnh mau khỏi bệnh.

Rau xanh

Các loại rau xanh đều tốt cho người bệnh sốt xuất huyết nhưng hai loại rau dưới đây rất tốt với người sốt xuất huyết.

  • Súp lơ xanh: Súp lơ xanh có chứa nhiều vitamin K, có tác dụng hỗ trợ tái tạo tiểu cầu. Người bị sốt xuất huyết thường giảm tiểu cầu trong máu nên bổ sung súp lơ xanh vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày là rất cần thiết. Không chỉ thế, loại rau này còn chứa nhiều khoáng chất và chất chống oxy hóa nên cũng rất tốt với sức khỏe người bệnh.
  • Cải bó xôi: Cải bó xôi có chứa nhiều thành phần dưỡng chất như sắt, axit béo omega-3 có tác dụng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng tiểu cầu. Do đó người bệnh sốt xuất huyết muốn hồi phục nhanh thì không thể thiếu cải bó xôi trong thực đơn ăn hàng ngày.

Trái cây tươi

Bị sốt xuất huyết nên ăn và uống nước trái cây tươi
  • Đu đủ: Người bệnh sốt xuất huyết có thể ăn trực tiếp hoặc ép nước đu đủ uống vào buổi sáng hoặc tối hàng ngày sẽ có tác dụng hỗ trợ giảm mệt mỏi.
  • Bưởi, cam, ổi: Đây là các loại quả thuộc họ quả có múi, chứa nhiều vitamin C và chất khoáng, có tác dụng hỗ trợ tăng cường miễn dịch để chống lại virus. Các loại quả này còn chứa lượng chất xơ lớn trong tép cam, bưởi nên còn giúp dễ tiêu hóa và buồn nôn cho người bệnh sốt xuất huyết.
  • Dưa gang: Loại quả này có chứa nhiều nước và khoáng chất nên dưa gang không chỉ giúp giải nhiệt, hạ sốt cho người bị sốt xuất huyết rất tốt.

Thực phẩm nhiều protein

Các thực phẩm như trứng, phô mai, sữa và sản phẩm làm từ sữa, thịt gà, cá,… là nhóm thực phẩm giàu protein cần có trong thực đơn người bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì hàng ngày. Đây sẽ là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất, giúp người bệnh cải thiện hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe chống lại virus gây bệnh.

Bổ sung nhiều nước

Sốt cao là triệu chứng điển hình khi bị sốt xuất huyết. Sốt cao thường kèm mất nước nên việc bù nước là rất quan trọng. Ngoài nước lọc thì người bệnh có thể chọn uống các loại nước trái cây, nước ép, nước dừa hoặc nước bù điện giải… để bù nước cho cơ thể, giúp hồi phục nhanh. Các loại quả như cam, bưởi, cà rốt, dưa chuột và các loại rau lá có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, giảm đau cho người bệnh nhờ các loại có chứa vitamin và khoáng chất cần thiết.

Uống nước ép, nước dừa, nước oresol… để bù nước và điện giải

Ngoài ra người bệnh sốt xuất huyết nên chọn ăn các thực phẩm giàu vitamin C, A, K; folate, sắt… để giúp cơ thể sản sinh lượng tiểu cầu nhiều hơn do biến chứng hay gặp khi bị sốt xuất huyết là giảm tiểu cầu. Vitamin C có trong các loại trái cây họ cam quýt như cam, chanh, bưởi; kiwi, dâu tây, súp lơ xanh, rau bina… Vitamin A có trong các thức ăn nguồn gốc động vật như trứng, sữa, cá, thịt, gan lợn, bầu dục, tôm… và thức ăn có nguồn gốc thực vật là các loại rau có màu xanh sẫm như rau ngót, rau muống, rau dền, rau bí; các loại củ quả có màu vàng như gấc, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài… chứa nhiều tiền vitamin A (beta-caroten). Khi vào cơ thể, beta-caroten sẽ được chuyển thành vitamin A. Vitamin K có trong một số loại thực phẩm tự nhiên như rau bina, măng tây, bông cải xanh, cải xoăn; các loại đậu, đậu nành… Folate có nhiều trong trứng, măng tây, ngũ cốc, cam, rau bina và cải xoăn. Sắt có nhiều trong các thực phẩm như thịt, tim, gan, cá, lòng đỏ trứng, các loại đậu, ngũ cốc, các loại rau có lá xanh đậm, bông cải, bí ngô, trái cây khô… Trong đó, sắt có nguồn gốc động vật hấp thu tốt hơn sắt có nguồn gốc thực vật.

Người bệnh sốt xuất huyết nên kiêng ăn gì?

Cùng với những thực phẩm người bệnh sốt xuất huyết nên ăn thì cũng có những đồ ăn mà người bệnh nên tránh, kiêng ăn để sức khỏe chóng hồi phục.

Tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ

Những thực phẩm, đồ ăn có chứa nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ đều không tốt với mọi người nói chung và cả người bệnh sốt xuất huyết. Do đó người bệnh nên hạn chế ăn hoặc kiêng hẳn các thực phẩm này.

Đồ ăn cay, nóng

Người bệnh sốt xuất huyết nên kiêng ăn gì?

Với người bệnh sốt xuất huyết thì sức đề kháng đang bị thuyên giảm, năng lượng cũng bị hao hụt sau khi sốt cao, giảm tiểu cầu… nên những đồ ăn cay, nóng như ớt, gừng, mù tạt … sẽ làm nhiệt độ trong cơ thể tăng lên. Tình trạng này sẽ khiến bệnh nặng hơn và ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của người bệnh.

Thực phẩm có màu sẫm

Một trong những biến chứng có thể gặp khi bị sốt xuất huyết là người bệnh có thể bị xuất huyết. Do đó để tránh nhầm lẫn khi bác sĩ chẩn đoán, khám bệnh thì người bệnh nên kiêng ăn các loại thực phẩm có màu đỏ, nâu, đen vì người bệnh sốt xuất huyết ra dễ bị chảy máu.

Đồ uống ngọt

Người bệnh sốt xuất huyết không nên uống các loại đồ uống ngọt như soda, không dùng mật ong và các loại đường tự nhiên khác để tránh hồi phục chậm do việc tiêu thụ đường sẽ khiến cho các tế bào máu trắng diệt khuẩn chậm hơn.

Ngoài chế độ ăn tốt cho phục hồi thì người bệnh sốt xuất huyết có thể chọn dùng thêm viên uống thảo dược. Viên uống này sẽ giúp tăng sức đề kháng, giảm tác hại của virus cũng như lượng virus trong cơ thể. Nhờ có chứa các thảo dược quen thuộc như Xuyên tâm liên, cao Thanh hao hoa vàng, bột Đinh hương, cao Hoa hòe, cao Diếp cá, Gừng, Mã đề, Kế sữa và Đông trùng hạ thảo, nên viên uống này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn, virus, do sức đề kháng kém gây ra. Đồng thời có tác dụng ức chế sự xâm nhập, phát triển của các virus gây bệnh, trong đó có virus dạng ARN (gây ra các bệnh như cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi, sốt virus, sốt phát ban), sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể. Nhờ tác dụng hiệp đồng của các dược liệu gồm hỗn hợp Xuyên tâm liên, Thanh hao hoa vàng, Đinh hương được bào chế dưới dạng hạt có kích thước nanomet có tác dụng ức chế mạnh virus, khi kết hợp với các thành phần khác như Diếp cá, Gừng, Hoa Hòe, Ma đề, Hoàng cầm, Kế sữa và Đông trùng hạ thảo sẽ có tác dụng hỗ trợ cải thiện, giảm nhẹ các bệnh do virus gây ra, đặc biệt các virus có hệ gen là ARN.