Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không? Cách điều trị tay chân miệng hiệu quả!

205

Bệnh tay chân miệng trẻ em rất phổ biến và dễ lây lan. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh tay chân miệng ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong.

Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?

Bệnh tay chân miệng có thể rất nhẹ với bé này nhưng lại rất nặng với bé khác. Bệnh tay chân miệng thường chuyển nặng, gây nhiều biến chứng nguy hiểm ở những trẻ có sức đề kháng kém và khi không được phát hiện, xử trí, chăm sóc và điều trị đúng. Các biến chứng nguy hiểm gồm: Biến chứng thần kinh và Biến chứng tim mạch, hô hấp. Trong đó,

+ Biến chứng thần kinh của tay chân miệng bao gồm: Viêm não, viêm thân não, viêm màng não, viêm não tủy…

+ Biến chứng tim mạch, hô hấp của bệnh tay chân miệng là: Viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim và trụy mạch, suy hô hấp, suy tuần hoàn. 

Ngoài ra, trẻ còn có nguy cơ bị bội nhiễm, nhiễm trùng thứ phát do vết phỏng nước bị vỡ và nhiễm trùng.

Bệnh tay chân miệng thường trở nặng và gây những  biến chứng này trong giai đoạn toàn phát, tức là xuất hiện khoảng từ ngày 3 đến ngày 5 kể từ lúc có triệu chứng của bệnh. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng có nguy cơ dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. 

Vì vậy từ ngày thứ 3 kể từ lúc có triệu chứng của bệnh, phụ huynh cần cảnh giác, khi thấy trẻ có những dấu hiệu biến chứng như sốt cao (trên 39 độ) khó hạ, kéo dài liên tục từ 2 ngày trở lên, trẻ giật mình, tim đập nhanh, khó thở, tay chân run rẩy, da nổi vằn, bị kích thích, quấy khóc liên tục, co giật, yếu chi, nôn ói liên tục, thở mệt… 

Khi đó, bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để tiến hành điều trị kịp thời. Như vậy việc giúp cho trẻ tránh được những biến chứng khi mắc tay chân miệng thì sẽ giúp trẻ vượt qua bệnh tay chân miệng một cách nhẹ nhàng.

Cách chẩn đoán xác định bệnh tay chân miệng 

Phần lớn các trường hợp mắc bệnh tay chân miệng được chẩn đoán thông qua thăm khám lâm sàng và dựa vào các triệu chứng, độ tuổi và tình trạng bệnh của trẻ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu trẻ thực hiện một số xét nghiệm tìm virus gây bệnh như xét nghiệm dịch hầu họng, xét nghiệm dịch tiết từ các vết loét.

Cách điều trị bệnh lý tay chân miệng

Khi phát hiện trẻ bị tay chân miệng, tùy vào mức độ bệnh để quyết định nên điều trị tại nhà hay nhập viện điều trị. Nếu trẻ mới bị (giai đoạn khởi phát) hoặc có nhiều triệu chứng (giai đoạn toàn phát) nhưng chưa có những biến chứng nguy hiểm, thì chỉ cần điều trị tại nhà. Không nên lạm dụng nằm viện vì không chỉ gây tốn kém, vất vả mà còn có thể bị lây nhiễm chéo nhiều bệnh khác/cho trẻ khác trong bệnh viện.

Khi điều trị tại nhà, do bệnh tay chân miệng vẫn chưa có thuốc đặc trị, nên việc điều trị đều dựa trên nguyên tắc tập trung điều trị triệu chứng, giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn và ngăn chặn bệnh gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, hiệu quả điều trị (có nhanh khỏi không, triệu chứng có nhẹ không, trẻ có ít mệt mỏi không, có biến chứng không) phụ thuộc rất nhiều vào sức đề kháng của trẻ và vào thời điểm phát hiện, vào cách xử lý điều trị. 

Do đó, cha mẹ không nên bị động trông chờ vào sức đề kháng tự có mà hãy chủ động TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG TOÀN DIỆN, dùng đủ liều và dùng sớm sẽ đạt được hiệu quả tốt, đồng thời cần biết cách điều trị đúng sẽ giúp bệnh chỉ nhẹ nhàng, ít ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhất. 

Nên chọn những sản phẩm phù hợp, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch toàn diện như sản phẩm chứa Immune Alpha, Sữa non, Sản phẩm từ thảo dược, vitamin C, kết hợp dùng men vi sinh. Đặc biệt, với những trẻ lớn, người lớn, có thể chọn sản phẩm Vinhgia Devir để sử dụng. 

Vinhgia Devir được bào chế từ thảo dược thiên nhiên như Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng Cầm, Sài Hồ,… giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng toàn diện (vừa tăng miễn dịch dịch thể, vừa tăng miễn dịch tế bào), đồng thời ức chế tốt virus, vi khuẩn. Nhờ đó, khi sử dụng sẽ mang đến những hiệu quả vượt trội, giúp phòng bệnh hiệu quả, hoặc khi mắc phải cũng chỉ nhẹ nhàng, thoáng qua, không biến chứng, không phải nhập viện. Đặc biệt dùng tốt trong các trường hợp mắc các bệnh do virus, vi khuẩn như cúm, sốt xuất huyết, sốt virus, sốt phát ban, tay chân miệng,.. hay các bệnh lý đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản mạn tính. Được nghiên cứu bởi các nhà khoa học Viện Hàn Lâm, độ an toàn, hiệu quả của sản phẩm Vinhgia Devir đã được nghiên cứu, chứng minh nên có thể an tâm sử dụng.

Ngoài ra, nên kết hợp dùng hạ sốt Paracetamol khi trẻ sốt trên 38 độ, liều lượng theo hướng dẫn, dùng Oresol để bù điện giải, chống mất nước khi trẻ bị sốt. Vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng nước súc miệng sát khuẩn hoặc dùng các loại gel rơ miệng. 

Nếu có loét miệng, loét họng thì hãy dùng dung dịch glycerin borat (chấm vết loét và lau sạch miệng trước, sau ăn) hoặc dùng 1 số loại gel bôi miệng. Bôi kem sát khuẩn ngoài da (nếu vết phỏng bị vỡ). Quan trọng là cần giữ vệ sinh ngoài da để phòng bội nhiễm, tắm rửa hàng ngày, thao tác nhẹ nhàng để tránh làm vỡ nốt phỏng.

Liên hệ 1800.55.88.89 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư songkhoe@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp. Theo dõi Youtube Bác sĩ Vinh Gia hoặc Fanpage Vinhgia Devir – Tăng đề kháng toàn diện, giảm cúm, viêm mũi xoang, họng mạn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác.